Thông tin trên vừa được Đại học Đà Nẵng kiến nghị với Đoàn giám sát của Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội ngày 11/4.
Tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm
Giáo sư Trần Văn Nam – Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, vấn đề tự chủ trong giáo dục đại học đã có những chuyển biến tích cực, đã trở thành một xu hướng tất yếu trong đổi mới quản trị đại học.
Ông Phan Thanh Bình – chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, cái quan trọng nhất của tự chủ đại học là tạo ra môi trường làm việc thoải mái, sáng tạo. Ảnh: TT |
“Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tôi đề nghị phải tự chủ triệt để, ngay lập tức |
Các trường đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đã được ban hành”.
Thầy Nam nói thêm, tự chủ đại học là sự kết hợp hài hòa giữa tự chủ về nhân sự, tự chủ về học thuật, về trách nhiệm với xã hội và tự chủ tài chính.
“Tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm, đặc biệt là các trách nhiệm về công khai, minh bạch với cộng đồng và các bên liên quan để tăng cường hiệu quả giám sát của xã hội với nhà trường”.
Cũng theo thầy Nam, điều kiện để thực hiện tự chủ cần có ba yếu tố chính. Cụ thể, phải có đội ngũ giảng viên có chất lượng, chương trình đào tạo phải được kiểm định chất lượng và hoạt động nghiên cứu khoa học phải có những đóng góp nhất định cho nguồn thu của Trường.
Thứ hai là công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường để người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát.
Thứ ba là về nguồn lực tài chính cần được đảm bảo và duy trì để phục vụ cho các hoạt động của nhà trường.
Do vậy, cần công khai minh bạch các nguồn ngân sách cũng như các khoản thu, chi để người lao động, người học, xã hội và các cấp quản lý giám sát, theo dõi.
Đại học Đà Nẵng đang có lộ trình dự kiến tự chủ các cơ sở giáo dục đại học thành viên đến năm 2020.
Trong đó hai trường Đại học Bách Khoa và Ngoại ngữ năm 2018 và dự kiến đến cuối năm 2020 thì tất cả các cơ sở giáo dục thành viên sẽ triển khai tự chủ.
Không thể quản lý theo kiểu “cấp giấy phép”
Tại buổi làm việc, Giáo sư Nam phân tích, tự chủ phải bắt đầu từ quan hệ giữa Bộ chủ quản và các trường trực thuộc Bộ, trong đó có đại học Vùng.
Thủ tướng: "Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã có sự chuyển mình, đã có lối ra" |
“Nếu như hiện nay, Bộ quyết định tất cả các vấn đề quan trọng từ đầu tư, chỉ tiêu tuyển sinh và mở ngành (gần đây Bộ đã giao lại cho Đại học Vùng) thì rất khó triển khai tự chủ.
Và như vậy, nếu phân quyền rộng cho các trường thành viên thì Đại học Vùng, cơ quan đại học vùng trở thành cấp trung gian, chuyển giao thông tin lên Bộ chủ quản”
Giáo sư Nam cho rằng, tự chủ không thể thực hiện bằng cách quản lý như hiện nay là cấp giấy phép “được làm hay không” cho từng năm ở từng trường.
Theo đó, phải dựa trên Luật giáo dục đại học, điều lệ trường Đại học và Cao đẳng để làm cơ sở thực thi quyền tự chủ của các trường.
Các trường căn cứ vào Luật, điều lệ chủ động đưa ra các quy chế hoạt động, các quyết định của mình.
Đồng thời, công khai các nguồn lực, chương trình và chất lượng, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các dữ liệu công bố để xã hội giám sát.
Tự chủ thì phải thay đổi cách phân bổ ngân sách
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng cho biết, tự chủ không phải là cắt hẳn nguồn tài chính của nhà nước mà phải thay đổi cách phân bổ, chứ không phải phân bổ như bây giờ.
Nhà trường sẽ tự chủ trong việc chi thường xuyên nhưng nhà nước phải đảm bảo phát triển cơ sở vật chất, phân bổ kinh phí về phát triển.
Trường được giao cơ chế tự chủ nhưng Luật còn vướng như “mạng nhện” |
“Nhà nước chỉ cần quan tâm đến hai đối tượng là nhân tài và gia đình chính sách, còn số đông để xã hội lo.
Cụ thể, nhà nước rót kinh phí lo cho người nghèo, còn những ai thực sự là nhân tài thì ‘chăm sóc’ cho họ để sau này sử dụng” thầy Toàn nói.
Ông Phan Thanh Bình – chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho hay, cái quan trọng nhất trong vấn đề tự chủ là tạo ra một môi trường đại học thoải mái, năng động và thỏa sức sáng tạo chứ không phải là đồng tiền.
“Nếu ông thầy ko năng động, sáng tạo làm sao đào tạo ra sinh viên sáng tạo. Mà muốn sáng tạo thì người thầy cần được điều kiện, không gian thoải mái, không bị gò bó.
Trong khuôn viên đại học, anh có quyền suy nghĩ, sáng tạo, còn bước ra ngoài thì anh phải đúng theo pháp luật” ông Bình nói.
Cũng theo ông Bình, dù các trường đại học được giao tự chủ tài chính đi nữa thì nhà nước vẫn có trách nhiệm đầu tư theo năng lực, trách nhiệm của từng trường.
“Đối với những đại học có trách nhiệm lớn thì nhà nước phải nuôi, phải tạo môi trường thuận lợi để nó phát triển.
Trường có 10 đồng thì phải đầu tư thêm 10 đồng nữa cho họ phát triển. Chứ không phải Trường có tiền rồi thì nhà nước rút lại phần đáng lẽ ra phải đầu tư. Không phải như vậy.
Trường có 10 đồng thì phải tạo môi trường cho Trường làm ra 50 đồng, 100 đồng. Chính cái tự chủ đã tạo điều kiện cho anh như thế. Tinh thần là nhà nước phải có trách nhiệm với cơ sở giáo dục đại học theo năng lực” ông Bình nói.