Đó là kiến nghị của các thành viên Đại học Đà Nẵng tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội ngày 11/4 tại Đà Nẵng.
Xác định vai trò của đại học vùng
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến chuyên gia đều cho rằng, cần phải nâng cao vai trò của đại học vùng, không để xảy ra tình trạng cơ quan này chỉ là bộ phận “trung gian” giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các trường.
Phó Giáo sư Đoàn Quang Vinh - Phó giám đốc Đại học Đà Nẵng cho rằng, phải đến Luật giáo dục mới đây thì đại học Vùng mới được định nghĩa, công nhận đầy đủ.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị phải nâng cao vai trò của đại học vùng trong lần sửa đổi Luật giáo dục sắp tới. Ảnh: TT |
Tuy nhiên, vai trò thực chất của đại học vùng vẫn chưa được thể hiện rõ, thua xa với mô hình đại học Quốc gia (được khẳng định trong Luật).
“Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ủy quyền cho đại học vùng được phép mở ngành học mới.
Giáo dục đại học và kinh nghiệm phân tầng ở Việt Nam(GDVN) - Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. |
Trong khi đó, một trường mới thành lập, được giao cơ chế tự chủ thì được quyền mở ngành đào tạo mới ngay. Đại học Đà Nẵng là đại học vùng nhưng chỉ được nhận ủy quyền từ Bộ.
Do đó, Luật phải quy định tự chủ của một đại học vùng phải cao hơn tự chủ của các trường độc lập” thầy Vinh nói.
Nhiều đại biểu cũng đặt vấn đề, vậy vai trò của đại học vùng sẽ ra sao khi các trường thành viên đều đã được giao cơ chế tự chủ?
Cụ thể như Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng được giao cơ chế tự chủ thì bản thân trường có quyền mạnh hơn cả đại học vùng, đại học quốc gia.
Nhưng trường lại nằm trong Đại học Đà Nẵng, thế thì bây giờ tự chủ thì phải như thế nào? Sự quản lý của Đại học Đà Nẵng được thực hiện ra sao?
Theo Giáo sư Trần Văn Nam – Giám đốc Đại học Đà Nẵng, các đại học vùng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, tổ chức theo mô hình 2 cấp.
Trong đó, giám đốc đại học vùng phải là cấp trên trực tiếp của các cơ sở giáo dục đại học thành viên.
Cơ quan đại học vùng là cơ quan chủ quản trực tiếp các trường thành viên, các quyết định, chủ trương từ Bộ phải được thông báo, triển khai qua đại học vùng.
Giáo sư Nam dẫn ra một thực tế, hiện cơ quan đại học vùng đang dần trở thành một cấp “trung gian” giữa Bộ và các trường thành viên.
Theo quy trình thì Bộ giáo dục và Đào tạo gửi văn bản hoặc triển khai nội dung thực hiện cho đại học Đà Nẵng, rồi từ đó triển khai về các trường.
Nhưng nhiều khi Bộ không làm như thế, mà làm trực tiếp đến các Trường nên các báo cáo chồng chéo lên nhau.
Các đơn vị, thủ tục báo cáo rườm rà hơn chứ không phải quy về một mối là đại học vùng. Nếu đại học vùng chỉ là bước “trung gian” thì không được, mà chúng ta phải làm chính sách, giám sát, làm quản lý chung – thầy Nam nói thêm.
“Đại học vùng cần được tự chủ cao hơn để thực hiện vai trò điều phối, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sử dụng chung.
Nếu như cách làm hiện nay, theo thông tư 08/2014/TT-BGDĐT đang làm suy giảm vai trò của đại học vùng.
Cẩn thiết phải tăng quyền tự chủ thực sự cho các đại học trong đó có đại học vùng” Giáo sư Nam kiến nghị.
Nâng tầm đại học vùng, bỏ chủ quản?
Ông Triệu Thế Hùng - Uỷ viên đoàn giám sát của Quốc hội cho biết, đối với Luật giáo dục đại học hiện hành thì có đề cập đến những mô hình cụ thể như: đại học quốc gia, đại học vùng, các cơ sở giáo dục đại học khác.
Giám đốc Đại học quốc gia, Đại học vùng được bổ nhiệm hiệu trưởng(GDVN) - “Quyền bổ nhiệm hiệu trưởng các trường đại học thành viên, trước đây là của Bộ thì đã nhường lại cho giám đốc Đại học Quốc gia và giám đốc Đại học vùng”. |
Trong đó, mô hình đại học vùng lại chưa được đề cập đến trong vấn đề sửa đổi Luật săó tới. Tuy nhiên, từ nay đến 2018 thì có thể bổ sung.
“Qúa trình xây dựng Luật, chúng tôi thấy rằng mô hình đại học vùng có rất nhiều ý kiến góp ý triển khai.
Thời điểm làm Luật giáo dục và đại học 2012 có ý kiến là tất cả các trường đều thuộc Bộ chủ quản, trong đó có cả hai trường đại học Quốc gia.
Nhưng sau một thời gian trao đổi, thảo luận thì khẳng định mô hình đại học Quốc gia là sứ mệnh đào tạo nhân tài cho đất nước nên phải độc lập, phải tự chủ và giữ nguyên điều đó”.
Bây giờ, có những chuyên gia góp ý là có nên nâng đại học vùng lên một tầm mới, bỏ luôn Bộ chủ quản chăng? Chúng tôi đang khảo sát vấn đề này để nhận được những ý kiến ban đầu của các nhà khoa học – ông Hùng cho hay.
Ông Hùng cũng nêu rõ, liệu đại học vùng có cần chủ quản hay không? Ngay việc bỏ chủ quản để trao cơ chế tự chủ cho các trường đại học cũng có hai luồng quan điểm từ khối hành pháp. Trong đó, có quá nhiều điều trái với các đạo luật hiện hành.
Nhưng thực tế Bộ có muốn bỏ chủ quản hay không? Có ý kiến cho rằng, đến một thời điểm nào đó sẽ bỏ chủ quản, giao tự chủ hoàn toàn cho các trường luôn.
“Chúng tôi cũng rất ái ngại khi bỏ chủ quản, giao tự chủ cho các trường bởi với nhiều trường có bề dày truyền thống thì không sao.
Nhưng còn có trường mới chỉ thành lập, còn chưa có đất đai mà tự chủ ngay, bỏ ngay chủ quan thì sao được? Nhưng về lâu dài, đến một giờ nào đó sẽ bỏ chủ quản hoàn toàn”.
Ông Hùng cũng thông tin thêm, một đạo luật ra đời phải đảm bảo sự phát triển, hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, hội nhập đó không phải là bê nguyên một mô hình nào đó của “ông Tây” về Việt Nam. Mà phải đảm bảo, phù hợp với điều kiện kinh tế, đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất của chúng ta.
“Trong quá trình phát triển, chúng ta đã phải lãnh những bài học đau đớn khi bê nguyên mô hình của ông Tây mang về cho giáo dục nước nhà. Cụ thể như trường hợp sách giáo khoa chẳng hạn rồi nhiều vấn đề khác.
Theo tôi thì vai trò của đại học Vùng thì phải được khẳng định hơn nữa trong Luật giáo dục sửa đổi. Khi làm Luật giáo dục đại học 2012 dự kiến có đến 5 đại học vùng, sau đó còn lại 3. Mô hình của đại học vùng có những ưu điểm nổi trội hơn nhưng cũng đang tồn tại nhiều dạng khác nhau.
Về chính sách, thông tư 08 quy định về đại học vùng đang làm suy giảm về vai trò của đại học vùng - ông Hùng thừa nhận.