South China Morning Post, Hồng Kông ngày 25/4 đưa tin, vào Ngày Sách Thế giới 23/4, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình là một độc giả nhiệt tình của sách, nhất là sách triết học và văn học, công dân Trung Quốc nên học hỏi ông ấy.
Tân Hoa Xã viết trong bài xã luận:
"(Chủ tịch) Tập Cận Bình đã luôn luôn xem việc đọc sách như một thái độ sống, một bổn phận trong công việc và giá trị tinh thần". [1]
Hãng thông tấn này cũng dẫn lời ông Tập Cận Bình phát biểu năm 2013 rằng:
"Tôi có rất nhiều sở thích, và một trong những sở thích lớn nhất là đọc sách. Đọc sách là một phần cuộc sống của tôi". [2]
Ông Tập Cận Bình, ảnh: wenming.cn. |
Tờ báo Hồng Kông này bình luận: Truyền thông Trung Quốc đang có những nỗ lực để xây dựng hình ảnh ông Tập Cận Bình là một học giả uyên thâm và một phong cách sống đặc biệt.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc đang yêu cầu quân đội phải trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc trước thềm Đại hội 19.
Trước đó, những bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã được tổng hợp lại thành sách và cấp cho các quan chức địa phương, sĩ quan quân đội để "nghiên cứu".
Bộ sách này cũng được dịch sang hàng chục thứ tiếng khác nhau, và nó được nhìn thấy trên bàn làm việc của Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, trong các bức ảnh được truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố 2 năm trước.
Thời còn học phổ thông, ông Tập Cận Bình đã từng bị gián đoạn chuyện học hành khi nổ ra Cách mạng Văn hóa. Năm 1975, ông ghi danh vào Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.
Sau này ông Tập Cận Bình lấy bằng Tiến sĩ Đại học Thanh Hoa năm 2002, khi ông đang là Chủ tịch một tỉnh.
Sách bàn về thuật trị nước của ông Tập Cận Bình được dịch sang tiếng Anh, ảnh: Toronto Star. |
Tân Hoa Xã đã cố gắng miêu tả ông Tập Cận Bình là một người chăm đọc sách, South China Morning Post viết.
Trong bài xã luận tuần này, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc viết rằng: khi còn ở một vùng nông thôn của tỉnh Thiểm Tây, ông Bình đã đi bộ 15 km đường núi chỉ để mượn được một bản sao cuốn Faust của nhà văn Đức Goethe.
South China Morning Post liệt kê các cuốn sách được cho là ông Tập Cận Bình đã đọc, theo các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Các đầu sách triết học và binh pháp Trung Hoa: Đại học, Luận ngữ, Kinh Xuân thu, Binh pháp Tôn Tử.
South China Morning Post lưu ý, hầu hết các sách này được viết cách đây hơn 2000 năm, muốn hiểu tường tận phải có kiến thức rất sâu về ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại.
Các đầu sách về phương pháp trị quốc của hoàng đế: cuốn Đế phạm của Đường Thái Tông (Lý Thế Dân), Tư trị thông giám của Tư Mã Quang.
Ông Tập Cận Bình đặc biệt đọc nhiều sách sử Trung Quốc, như: Sử ký của Tư Mã Thiên, Hán thư, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử.
Văn thơ và tiểu thuyết, ông Tập Cận Bình đã đọc: Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, thơ ca cổ đại và các tiểu thuyết của Lỗ Tấn.
Về văn học, chính trị và triết học Mỹ, ông Tập Cận Bình đã đọc: The Federalist Papers (Người liên bang), một tác phẩm xuất sắc nhất của Hamilton, được viết chung với James Madison, Common Sense của Thomas Paine;
"Tư tưởng Tập Cận Bình" có thể được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc |
Ông già và biển cả của Ernest Hemingway, Trật tự thế giới của Henry Kissinger.
Các tác phẩm Đức ông Bình đã đọc có: Faust của nhà văn Johann Wolfgang von Goethe, One-Dimensional Man (Con người một chiều) của Herbert Marcuse, Nguồn gốc và mục tiêu của lịch sử - Karl Jaspers.
Tác phẩm văn học Pháp ông Bình đã đọc: Madame Bovary của Gustave Flaubert, Những người khốn khổ của Victor Hugo, Cuộc đời của Gargantua và Pantagruel của văn hào François Rabelais.
Các sách văn học Anh ông Bình đã đọc: Giấc mộng đêm hè, Hamlet, Othello, Vua Lear và Macbeth của William Shakespear;
Chuyện hai thành phố, Oliver Twist của Charles Dickens, Chuyện kể ở Canterbury của Geoffrey Chaucer.
Văn học Nga có các tác phẩm ông Bình đã đọc: Chiến tranh và hòa bình của Leo Tolstoy, Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostrovsky, Sông Đông êm đềm của Mikhail Sholokhov.
Tác phẩm văn học Ý ông Bình đã đọc: Thần khúc của Dante Alighieri, The Decameron của Giovanni Boccaccio. [1]
Ngày 24/4, Nhân Dân nhật báo có bài xã luận: "Kiên quyết bảo vệ uy tín Trung ương Đảng mà đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân", trong đó viết rằng:
Bảo vệ uy tín của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mà ông Tập Cận Bình là hạt nhân "quyết không phải chuyện bình thường, quyết không phải chuyện cá nhân".
Mà đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, phương hướng, là tính đảng, là đại cục, quan hệ đến vận mệnh toàn dân tộc Trung Hoa và tiền đồ Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình được Nhân Dân nhật báo mô tả là người có "phong cách lãnh tụ nhìn xa trông rộng, ngồi trong doanh trướng mà quyết định thắng lợi ngoài sa trường. [3]
Tài liệu tham khảo:
[2]http://news.xinhuanet.com/zgjx/2015-04/22/c_134174627.htm
[3]http://paper.people.com.cn/rmrb/html/2017-04/24/nw.D110000renmrb_20170424_2-01.htm