Ajinomoto đồng hành cùng chuyên mục sức khỏe
Trong số 10 ngành nghề được đề cập dưới đây, các nhà nghiên cứu nói rằng những người làm việc toàn thời gian dễ bị mắc chứng trầm cảm hơn là những người chỉ làm một phần thời gian trong ngày.
Điều dưỡng tại nhà/nhân viên chăm sóc trẻ
Thống kê chỉ ra rằng có đến 11% số lao động làm việc ở lĩnh vực này đều đã trải qua một cơn trầm cảm.
Christopher Willard - Nhà tâm lý học tại Đại học Tufts (Mỹ) nói rằng, những người làm công việc này mỗi ngày đều phải thực hiện những công đoạn đã định sẵn từ trước bao gồm: Cho ăn, tắm rửa và chăm sóc cho những người không thể bày tỏ lòng biết ơn bởi vì họ quá ốm hoặc quá trẻ (trẻ nhỏ).
Đôi khi họ phải đối diện với những vấn đề phát sinh và phải tự xử lý, ví dụ như những phản ứng thái quá của người bệnh và người chăm sóc phải tìm cách xoa dịu, hoặc là những vấn đề bất ngờ xảy ra khi chăm sóc trẻ nhỏ.
Khi công việc và cuộc sống căng thẳng triền miên, bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm. |
Nhân viên dịch vụ ăn uống
Xếp hạng ngay dưới các nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp là những người đang phục vụ ăn uống tại các nhà hàng. Họ được trả lương thấp trong khi vẫn phải làm nhiều việc mỗi ngày, thậm chí có những trường hợp còn không nhận được sự tôn trọng của người chủ nhà hàng hoặc khách hàng.
Khảo sát chung cho thấy có 10% nhân viên làm công việc này đã cho biết họ trải qua ít nhất một đợt trầm cảm nặng, trong đó có khá nhiều là phụ nữ. Khi họ ngồi ăn thì bạn phải phục vụ, làm việc quần quật nhiều tiếng liền, nhưng nhiều lúc còn bị coi thường, bị đối xử thô lỗ, điều đó khiến cho những người làm công việc này có nguy cơ bị trầm cảm.
Nhân viên xã hội
Có lẽ không phải là một điều ngạc nhiên lớn khi tìm các nhân viên xã hội được xếp vào nhóm đứng đầu trong danh sách này. Họ phải căng sức để giải quyết, ngăn chặn vấn đề trẻ em bị lạm dụng, hoặc các cuộc khủng hoảng của nhiều gia đình.
Điều đó khiến cho các nhân viên xã hội thường xuyên rơi vào trạng thái bị stress, và họ phải hy sinh rất nhiều mới có thể hoàn thành tốt công việc. Và tất nhiên sẽ có nhiều người không thể chịu đựng nổi những đau đớn của người khác khi họ trực tiếp hỗ trợ giải quyết, điều đó khiến họ quyết định nghỉ việc.
Nhân viên y tế
Họ bao gồm cả bác sĩ, y tá, các chuyên gia trị liệu… họ đối diện với vấn đề sức khỏe của bệnh nhân từng ngày, từng giờ và luôn phải căng sức làm việc, thậm chí họ chẳng có thời gian để giao lưu với thế giới bên ngoài, cũng không có thời gian cho bản thân mình.
Hàng ngày họ nhìn thấy bệnh tật, chấn thương, tử vong và còn phải tiếp xúc với các thành viên trong gia đình bệnh nhân. Hầu hết mọi ngày làm việc với họ đều như vậy, và trước mắt họ chỉ có viễn cảnh của một thế giới buồn.
Nghệ sĩ, nhà làm phim, nhà văn
Những công việc này có thể mang lại cho họ những khoản thu nhập lớn bởi tính sáng tạo cao của công việc, nhưng ở chiều ngược lại thì họ cũng phải đối diện với nguy cơ bị rối loạn tâm trạng cao hơn, nhiều người phải có sự trợ giúp của chuyên gia trị liệu sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu nói rằng, trầm cảm không phải là chuyện hiếm gặp đối với những người bị cuốn hút để làm việc trong nghệ thuật; lối sống có phần khác biệt với họ do tính chất công việc và cá tính cũng phần nào làm tăng nguy cơ mắc các chứng trầm cảm.`
Giáo viên
Giáo viên cũng là một nghề phải chịu nhiều áp lực, bởi vì họ dường như phải làm việc ngay cả khi ở nhà, ngay cả vào ngày nghỉ và luôn có những vấn đề phát sinh khiến đời sống riêng tư của họ bị ảnh hưởng.
Nhà tâm lý Christopher Willard cho biết: "Có rất nhiều áp lực đến từ nhiều phía khi mà những đứa trẻ luôn phải cố gắng để có kết quả học tập tốt hơn và cha mẹ chúng thì luôn muốn nhà trường có những tiêu chuẩn tốt hơn, đó là chưa kể nhiều yêu cầu phát sinh khác không liên quan trực tiếp tới chuyên môn.
Điều này có thể gây khó khăn cho giáo viên khiến họ không thể tập trung tốt nhất cho việc giảng dạy và tình trạng này thì thường xuyên diễn ra khiến cho họ liên tục bị căng thẳng.
Nhân viên hỗ trợ hành chính
Đây là một công việc phải chịu khá nhiều áp lực bởi vì nhu cầu của mỗi người khác nhau, do đó tùy vào nhu cầu, tùy vào tình huống để nhân viên hỗ trợ hành chính xử lý công việc.
Tuy nhiên, những người làm công việc này lại không mấy khi được ghi nhận, nhưng nếu như họ mắc sai xót thì rất có thể phải hứng chịu những phàn nàn từ người cần hỗ trợ.
Cố vấn tài chính và kế toán
Đây là công việc phải chịu rất nhiều áp lực, bởi vì để làm được công việc này bạn không chỉ giỏi về tài chính mà còn phải rất am hiểu luật pháp, cói đôi lúc bạn phải sắm cả vai bác sĩ tâm lý.
Nếu khách hàng không hài lòng với tư vấn của bạn có nghĩa là bạn thất bại thảm hại rồi đấy và chẳng có điều gì tốt đẹp chờ đợi bạn cả.
Vì vậy, bạn buộc phải căng sức ra để tìm mọi giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất, và áp lực ấy đến mỗi ngày khiến cho bạn có nguy cơ bị trầm cảm.
Đôi lúc, bạn sẽ mắc sai lầm, vì không thể lường hết được thị trường. Khách hàng mất tiền và họ có thể la hét vào mặt bạn ngay lập tức. Bạn có chịu đựng được những áp lực ấy không?
Quả thật rất khó, nhưng nếu bạn lựa chọn nghề này, bạn phải chấp nhận và tìm các giải pháp khác để cân bằng tâm lý cho mình.