Tăng khung thuế môi trường để hạn chế buôn lậu xăng dầu?

04/06/2017 07:29
Bạch Đằng
(GDVN) - Giá xăng dầu nước ta thấp nhất so với các nước có cùng đường biên với Việt Nam nên việc tăng khung thuế môi trường góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu.

Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5, ngày 3/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính - ông Trần Xuân Hà cho biết: “Cơ chế chính sách thuế Bảo vệ môi trường là cái khung do Quốc hội ban hành còn mức cụ thể do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định quyết định.

Hiện nay khung từ 1.000 - 4.000 đồng/lít. Chúng tôi dự kiến báo Chính phủ, Quốc hội tăng khung này lên khi xem xét thuế bảo vệ môi trường.

Đây là khoản thu làm tăng thu ngân sách nhà nước, khi thu khoản này giúp cơ cấu lại thu ngân sách, trong bối cảnh thuế nhập khẩu xăng dầu về 0%”.

Thứ trưởng Bộ Tài chính - ông Trần Xuân Hà (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Thứ trưởng Bộ Tài chính - ông Trần Xuân Hà (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Ngoài ra, Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà: “Giá xăng dầu của chúng ta là thấp nhất so với các nước có cùng đường biên với Việt Nam.

Nên đây cũng là vấn đề góp phần cho việc quản lý xăng dầu và hạn chế tình trạng buôn lậu qua biên giới.

Phải xem xét lợi ích doanh nghiệp và người dân và tác động chung của nó đến lạm phát thế nào.

Đây là những tác động mà chúng tôi cho rằng khi quyết định về mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể phải tính toán đầy đủ các yếu tố đó, để các cấp có thẩm quyền xem mức thuế cụ thể”.

Tăng khung thuế môi trường để hạn chế buôn lậu xăng dầu? ảnh 2Tiến sĩ Lưu Bích Hồ: Không thể chấp nhận được quan điểm của Bộ Tài chính

Trước đó, báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin trong cuộc họp báo định kỳ quý I/2017 của Bộ Tài chính, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính cho biết, việc đề xuất điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ 1.000 - 4.000 đồng/lít lên 3.000 - 8.000 đồng/lít là nhằm ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới.

Theo người đứng đầu Vụ Chính sách thuế việc tăng khung sẽ không ảnh hưởng tới giá xăng dầu, cuộc sống người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Ðồng thời, việc tăng khung thuế môi trường không phải là để bù hụt thu ngân sách nhà nước mà mục tiêu chính là để phù hợp với các quy định hiện tại, phù hợp thực tế giá dầu thế giới cũng như bảo vệ lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia nghiên cứu kinh tế nhận định: “Lý giải của đại diện Bộ Tài chính mới chỉ đứng trên khía cạnh người thu thuế nhà nước, đứng góc độ đảm bảo thu ngân sách”.

Tiến sĩ Lưu Bích Hồ: Không thể chấp nhận được quan điểm của Bộ Tài chính

Tiến sĩ Lưu Bích Hồ: Không thể chấp nhận được quan điểm của Bộ Tài chính

(GDVN) - Theo Tiến sĩ Lưu Bích Hồ thay vì tính tăng thu thuế, tăng tỷ lệ thu thuế, Bộ Tài chính cần đặt ra bài toán giảm chi tiêu công, đặc biệt tỷ lệ chi thường xuyên.

Tiến sĩ Lưu Bích Hồ: Không thể chấp nhận được quan điểm của Bộ Tài chính

Tiến sĩ Lưu Bích Hồ: Không thể chấp nhận được quan điểm của Bộ Tài chính

(GDVN) - Theo Tiến sĩ Lưu Bích Hồ thay vì tính tăng thu thuế, tăng tỷ lệ thu thuế, Bộ Tài chính cần đặt ra bài toán giảm chi tiêu công, đặc biệt tỷ lệ chi thường xuyên.

Bạch Đằng