Một trong những nhược điểm của nhiều sinh viên ngày nay là việc họ không thích đọc. Khi phải đọc một cái gì, họ chỉ xem lướt qua thay vì tập trung vào đọc tài liệu, việc đó giải thích tại sao tri thức của một số sinh viên hiện nay đang thụt lùi, không đủ sâu để giải quyết các vấn đề kĩ thuật.
Hình ảnh minh họa cho việc đọc và nghiên cứu sách. (Ảnh: soanbai123.com) |
Nhiều sinh viên chỉ đọc những gì nhà trường yêu cầu, không chủ động mở rộng tìm hiểu các loại tài liệu tham khảo cho nên tri thức của họ bị giới hạn vào những lí thuyết đơn giản, không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp.
Không có tri thức theo kịp xu hướng công nghệ, nhiều người không biết cái gì đang diễn ra trong thị trường việc làm, kĩ năng nào cần phải có và cần phải làm gì để giúp cho nghề nghiệp của chính mình.
Để đọc và phát triển thói quen đọc, tôi thường khuyến khích mọi người hãy tích cực đọc trong mọi trường hợp.
Với sinh viên năm thứ nhất, tôi khuyến khích họ đọc bất kì cái gì họ có thể tìm được và chia sẻ chúng với bạn cùng lớp.
Trước mỗi giờ lên lớp, sinh viên phải hoàn thành việc đọc ngắn về bất kì chủ đề công nghệ nào mà họ tìm được trên mạng. Trong lớp, tôi sẽ lựa chọn ngẫu nhiên hai sinh viên để họ tự chia sẻ với lớp về điều họ đã đọc.
Họ chỉ cho lớp chỗ tìm ra tài liệu; cách đọc tài liệu và với họ cái gì là quan trọng trong việc đọc. Điều này, buộc mọi sinh viên phải đọc tài liệu cẩn thận và hiểu rõ nó.
Vì việc lựa chọn sinh viên một cách ngẫu nhiên, nên cả lớp đều phải đọc cái gì đó vì họ không biết tôi sẽ chọn ai. Tôi khuyến khích sinh viên lắng nghe việc trình bày và đi tới câu hỏi.
Hoạt động này khuyến khích sinh viên thăm dò công nghệ bên ngoài, nó cũng giúp phát triển các kĩ năng trình bày, kĩ năng lắng nghe và kĩ năng trao đổi khi thảo luận.
Bằng việc tham gia bài tập, sinh viên học nhiều hơn về tầm quan trọng của việc đọc và học thêm những điều bên ngoài mà nhà trường không yêu cầu .
“Đọc sách để không lạc hậu” |
Với sinh viên năm thứ hai, tôi yêu cầu họ đọc cái gì có liên quan tới tài liệu của môn học mà họ tìm thấy trên mạng.
Bài tập này sẽ buộc họ phải đi sâu hơn là đi rộng. Việc trình bày phải có dạng “nửa chính thức” với bài trình bày 5 trang slide nên sinh viên sẽ được học nhiều về kĩ năng trình bày.
Khi môn học tăng lên và các hoạt động đòi hỏi nhiều thách thức hơn, sinh viên sẽ được phát triển thêm những kĩ năng mềm như: kĩ năng trình bày, kĩ năng nói trước công chúng ... cũng như khả năng đọc tài liệu cẩn thận để nắm sâu vấn đề từ đó giúp họ thành công hơn trong học tập và cuộc sống.
Với sinh viên năm thứ ba, thảo luận trên lớp trở nên chính thức với bài đọc hàng tuần. Tôi lựa chọn cách họ phải cùng đọc, cùng biết, cùng hiểu, các sinh viên làm việc theo tổ 4 người.
Họ tới lớp khi đã đọc xong bài và sẵn sàng trình bày. Tôi lựa chọn theo tổ một cách ngẫu nhiên và cho họ 20-30 phút để lãnh đạo thảo luận lớp.
Trong bài tập này từng tổ có bốn vai trò: người dẫn, người nêu điểm then chốt, người kết và người báo cáo.
Người dẫn sẽ chuẩn bị các câu hỏi dùng để thảo luận lớp: người nêu điểm then chốt đưa ra các ý tưởng quan trọng mà người đó thấy thú vị, tóm tắt những điểm này cho cả lớp; người kết nối làm nhiệm vụ gắn kết giữa việc đọc tài liệu và nhu cầu công nghệ công nghiệp, cách họ có thể dùng để đáp ứng nhu cầu; người báo cáo sẽ tóm tắt lại thảo luận của nhóm.
Trong bài tập này, sinh viên thảo luận các vấn đề kĩ thuật, giải quyết vấn đề cũng như tường thuật lại tài liệu đọc với cách chúng được dùng trong công nghệ.
Trên hai mươi năm giảng dạy, tôi thấy rằng phần lớn sinh viên đáp ứng tích cực với phương pháp này, nó giúp họ học các kĩ năng mềm cũng như mở rộng tri thức kĩ thuật.
Nhiều người bảo tôi rằng họ phát triển thói quen đọc rất tốt ngay cả sau khi họ tốt nghiệp và trong môi trường làm việc. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng, việc học liên tục là quan trọng và cách tốt nhất để học những điều mới là có thói quen đọc tốt.