Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thành lập dễ, thất bại nhiều

17/08/2017 17:31
Quế Chi
(GDVN) - Để mở một công ty thì rất đơn giản nhưng để tồn tại và phát triển thì quả thực là không dễ dàng chút nào.

Để mở một công ty thì rất đơn giản nhưng để tồn tại và phát triển thì quả thực là không dễ dàng chút nào.

Cùng nhìn lại những bài học cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) để đi tìm những đáp án thực sự hiệu quả cho việc phát triển kinh doanh bền vững.

Mô hình kinh doanh không phù hợp với nhu cầu của thị trường

Năm 2016, trong số 110.100 doanh nghiệp mới thành lập, có đến 48.483 doanh nghiệp giải thể và tạm dừng hoạt động (chiếm 45%).

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh đầy khốc liệt, nhiều doanh nghiệp chọn hướng đi “đột phá tạo khác biệt” để mang đến màu sắc riêng cho mặt hàng kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp do mải tìm kiếm sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ, vô hình trung đã đẩy mình đi quá xa với nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiêu chí quan trọng đó là dù có khác biệt đến đâu thì sản phẩm và dịch vụ phải phù hợp và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ý tưởng của doanh nghiệp có thể rất hay nhưng không đúng nhu cầu người tiêu dùng thì cũng chỉ mang đến thất bại.

Để mở một công ty thì rất đơn giản nhưng để tồn tại và phát triển thì quả thực là không dễ dàng chút nào.
Để mở một công ty thì rất đơn giản nhưng để tồn tại và phát triển thì quả thực là không dễ dàng chút nào.

Những doanh nghiệp giỏi là những doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của thị trường, từ đó sản xuất và phát triển sản phẩm theo mong muốn của khách hàng.

Tập trung vào mục tiêu ngắn hạn

Chỉ tập trung vào việc “tăng sales” và làm mọi cách để bán được hàng, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng những giá trị mang tính đường dài như thương hiệu hay mạng lưới những đối tác liên kết vững chắc của mình.

Chia sẻ tại hội thảo “Kết nối để lớn mạnh” vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Ngọc Hà – Nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Gà Ò Ó O, Bò Lế Rô, Vịt Bô Rô cho biết:

Trong thời gian đầu bắt tay vào việc kinh doanh, tôi chỉ quan tâm đến việc làm sao bán được hàng và đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để bán hàng.

Tất cả chỉ dựa vào nguồn lực của bản thân dẫn đến việc kinh doanh thất bại.

 Rút kinh nghiệm từ “cú vấp” đầu tiên, lần “trở lại” sau đó, tôi đã đặt việc hợp tác với các đơn vị uy tín, có kinh nghiệm và đa dạng ngành nghề lên hàng đầu, vừa giúp mở rộng mạng lưới khách hàng, vừa nâng tầm thương hiệu, giúp đến gần được với nhiều khách hàng hơn”.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp khó trên chặng đường tìm kiếm hợp tác, do thiếu mạng lưới, cũng như lợi ích để trao đổi, nhất là khi hợp tác với các doanh nghiệp lớn vốn có nguồn nhân lực vật lực dồi dào.

“Quay cuồng” chạy đua mà quên việc ngừng lại để nhìn xa

Công việc của người chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể đếm xuể - nhiều người trong số họ mang trên vai cả trách nhiệm của kế toán, giám đốc mua hàng, giám đốc bán hàng…

Vòng xoáy công việc hàng ngày cùng áp lực quay vòng vốn khiến nhiều người kiệt sức và bỏ qua các cơ hội gặp gỡ, mở rộng, liên kết hợp tác.

Một số người khác lại cho rằng tham gia vào những cộng đồng “thật mất thời gian”, không mang lại lợi ích gì.

Tuy nhiên, họ quên mất rằng thêm một kết nối là thêm một cơ hội hợp tác, giúp mang lại nhiều khách hàng mới cho họ. 

Cộng đồng JOY-Maritime Bank – Giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc Ngân hàng Maritime Bank chia sẻ:

Khi song hành cùng doanh nghiệp, chúng tôi luôn muốn đứng từ vị trí của doanh nghiệp để nhìn nhận sát thực nhất vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, từ đó đưa ra những sự hỗ trợ hiệu quả nhất.

Maritime Bank đi tiên phong đưa ra giải pháp tổng thể Cộng đồng JOY-  Maritime để giúp doanh nghiệp kết nối với doanh nghiệp khác cũng như với khách hàng cá nhân, tạo cơ hội cho họ hoàn thiện mô hình kinh doanh, xây dựng thương hiệu bền vững và kết nối với nhau để chia sẻ giá trị”.

Chia sẻ tại buổi hội thảo “Kết nối để lớn mạnh” do Câu lạc bộ Truyền thông và Tiếp thị Việt Nam (VMCC) tổ chức cuối tuần qua tại Thành phố Hồ Chí Minh, chị Ý Nhi (kinh doanh nhà hàng, đồ uống) cho biết:

Chung mối quan tâm như các doanh nghiệp SME, tôi cần vốn phát triển kinh doanh và đã tìm đến Maritime Bank vay thêm vốn để mở rộng chuỗi cửa hàng.

Nhưng khi được tư vấn cụ thể, tôi thực sự bất ngờ khi cái tôi nhận được không chỉ là vốn, mà còn là cả một giải pháp tổng thể rất thiết thực giúp tôi có cơ hội được kết nối với 1,5 triệu khách hàng của ngân hàng và đặc biệt còn được ngân hàng hỗ trợ tài chính bước đầu cho các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu.

Đây là điều mà một doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi thực sự chưa nhìn được xa như vậy”.

Ông Lý Trần Anh (chủ xưởng sản xuất đồ nhựa gia dụng Anh Vân) cũng cho biết:

Tìm đến ngân hàng tôi chỉ nghĩ sẽ được hỗ trợ về tài chính, nhưng khi tham gia cộng đồng JOY Maritime Bank tôi nhận được nhiều hơn thế.

Bên cạnh khách hàng, tôi đã kết nối được với nhiều đối tác cung cấp nguyên liệu trong nước, tôi không còn bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài nữa”.

Với chiến lược kết nối bền vững này, Maritime Bank sẽ trở thành lực đẩy tích cực giúp các doanh nghiệp tăng tốc nhanh hơn trên con đường mở rộng kinh doanh của mình, tạo nên một cộng đồng vững chãi và đoàn kết, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tham gia kết nối với Cộng đồng Joy Maritime Bank, vui lòng xem thêm chi tiết tại www.congdongjoy.msb.com.vn hoặc liên hệ số hotline: 0979 634653 (Hà Nội); 0985 778298 (Thành phố Hồ Chí Minh).
Quế Chi