Thầy cô băng rừng, vượt suối vận động học sinh đến trường sau mưa bão

02/09/2017 06:29
XUÂN QUANG
(GDVN) - Cảnh thầy cô Trường Tiểu học Yên Thắng 1, cấp 2 Yên Thắng băng rừng, vượt suối vận động học sinh đến trường sau những ngày mưa bão khiến nhiều người khâm phục.

Bản Vịn (xã Yên Thắng) là một trong những khu vực khó khăn nhất của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Khu vực này nằm biệt lập sau những dãy núi, đồi, cách trung tâm xã Yên Thắng khoảng 10 km và cách thị trấn Lang Chánh khoảng 30 km. 

Bản Vịn có 107 hộ với hơn 400 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. 

Video thầy cô giáo vượt suối Ngàm, nước chảy xiết để đến với bản Vịn. 

Để đến được với khu lẻ của tiểu học Yên Thắng 1 (bản Vịn) không còn cách nào khác là phải trèo đèo, lội suối gần 10 km đường rừng.

Điểm trường này có 4 giáo viên cắm bản, 48 học sinh tiểu học, 28 học sinh mầm non (trường ghép cả bậc tiểu học và mầm non).

Để đến được trường học, học sinh phải lội qua sông, suối.

Sau những đợt mưa mưa, lũ lớn gây sạt lở, bản Vịn gần như bị cô lập. Học sinh không thể tự đến trường một mình mà phải có người lớn dìu dắt hoặc phải nghỉ học.

Hầu như lần nào cũng vậy, cứ mỗi lần mưa, lũ đi qua, các thầy cô giáo tại Trường tiểu học Yên Thắng 1, Trường Trung học cơ sở Yên Thắng lại phải "hành quân" vào bản, đến từng gia đình, vận động các em tới trường.

Dưới đây là một số hình ảnh thầy, cô giáo trường tiểu học Yên Thắng 1, trung học cơ sở Yên Thắng băng rừng, vượt suối vận động học sinh đến trường sau mưa bão được phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ghi lại hôm 30/8.

Vượt qua những con đường lầy lội sau mưa bão đến với học trò. ảnh: Quốc Toản.
Vượt qua những con đường lầy lội sau mưa bão đến với học trò. ảnh: Quốc Toản.
Để vào được bản Vịn - nơi đặt điểm lẻ của Trường tiểu học Yên Thắng 1, các thầy cô giáo phải đi bộ quãng đường gần 10 Km. Sau mỗi trận mưa, con đường trở nên lầy lội, nhầy nhụa khiến việc di chuyển càng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Xuân Quang.
Để vào được bản Vịn - nơi đặt điểm lẻ của Trường tiểu học Yên Thắng 1, các thầy cô giáo phải đi bộ quãng đường gần 10 Km. Sau mỗi trận mưa, con đường trở nên lầy lội, nhầy nhụa khiến việc di chuyển càng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Xuân Quang.
Thầy Hà Văn Cúc, giáo viên trường Trung học cơ sở Yên Thắng: "Anh chị em ở đây đi thế này quen rồi. Đường trơn mà đi dép thì nhanh tốn sức lắm".
Thầy Hà Văn Cúc, giáo viên trường Trung học cơ sở Yên Thắng: "Anh chị em ở đây đi thế này quen rồi. Đường trơn mà đi dép thì nhanh tốn sức lắm".
Để vượt qua hàng chục con dốc cao, sông suối, thì không có gì thuận tiện bằng việc di chuyển bằng... chân đất. Ảnh: Xuân Quang.
 Để vượt qua hàng chục con dốc cao, sông suối, thì không có gì thuận tiện bằng việc di chuyển bằng... chân đất. Ảnh: Xuân Quang.
Sau khi vượt qua chặng đường hơn 3km đường rừng, các thầy, cô giáo buộc phải lội qua con suối Ngàm có chiều sâu hơn một mét, chiều rộng khoảng 60m, nước chảy xiết. Ảnh: Xuân Quang.
Sau khi vượt qua chặng đường hơn 3km đường rừng, các thầy, cô giáo buộc phải lội qua con suối Ngàm có chiều sâu hơn một mét, chiều rộng khoảng 60m, nước chảy xiết. Ảnh: Xuân Quang.
Quanh năm đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng các thầy cô luôn động viên nhau nỗ lực vươn lên. Ảnh: Xuân Quang.

Quanh năm đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng các thầy cô luôn động viên nhau nỗ lực vươn lên. Ảnh: Xuân Quang.

Trưởng thôn bản Cơn - anh Lương Văn Huân, cùng các thầy cô Trường tiểu học Yên Thắng 1, Trung học cơ sở Yên Thắng lội suối để tới bản Vịn. Ảnh Xuân Quang.
Trưởng thôn bản Cơn - anh Lương Văn Huân, cùng các thầy cô Trường tiểu học Yên Thắng 1, Trung học cơ sở Yên Thắng lội suối để tới bản Vịn. Ảnh Xuân Quang.
Qua được suối Ngàm, thì quần áo trên người cũng ướt sũng. Ảnh: Xuân Quang.
Qua được suối Ngàm, thì quần áo trên người cũng ướt sũng. Ảnh: Xuân Quang.
Học sinh qua suối không có cầu, chỉ có những chiếc bè mảng. Sau mưa bão, những chiếc bè mảng bị trôi tuột đi mất, đang được các thầy cô giáo kéo lại. ảnh: Xuân Quang.
Học sinh qua suối không có cầu, chỉ có những chiếc bè mảng. Sau mưa bão, những chiếc bè mảng bị trôi tuột đi mất, đang được các thầy cô giáo kéo lại. ảnh: Xuân Quang.

Thầy cô băng rừng, vượt suối vận động học sinh đến trường sau mưa bão ảnh 11

Thầy giáo cố gắng kéo bè mảng tạm bợ, bắc qua suối, vừa bị nước lũ cuốn trôi. Ảnh: Xuân Quang.
Phút nghỉ ngơi chỉ có mì tôm khô với nước nguội. Ảnh: Xuân Quang.
Phút nghỉ ngơi chỉ có mì tôm khô với nước nguội. Ảnh: Xuân Quang.
Những gói mỳ tôm sau chặng đường vất vả vượt suối trở nên vô cùng quý giá vào lúc này. Ảnh Xuân Quang.
Những gói mỳ tôm sau chặng đường vất vả vượt suối trở nên vô cùng quý giá vào lúc này. Ảnh Xuân Quang.
Thầy Phạm Văn Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học Yên Thắng 1 gặp gỡ dân bản...
Thầy Phạm Văn Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học Yên Thắng 1 gặp gỡ dân bản...
Động viên bà con đưa các cháu tới trường sau những ngày mưa lũ. Ảnh: Xuân Quang.
Động viên bà con đưa các cháu tới trường sau những ngày mưa lũ. Ảnh: Xuân Quang.
Thầy Hà Văn Cúc, giáo viên Trường Trung học cơ sở Yên Thắng, thăm hỏi, động viên học sinh trở lại trường học tập sau những ngày mưa bão. Ảnh: Xuân Quang.
Thầy Hà Văn Cúc, giáo viên Trường Trung học cơ sở Yên Thắng, thăm hỏi, động viên học sinh trở lại trường học tập sau những ngày mưa bão. Ảnh: Xuân Quang.
Tại khu lẻ của Trường tiểu học Yên Thắng vẫn còn 2 phòng học tranh tre, nứa lá tạm bợ cần được đầu tư, xây dựng mới. Ảnh: Xuân Quang.
Tại khu lẻ của Trường tiểu học Yên Thắng vẫn còn 2 phòng học tranh tre, nứa lá tạm bợ cần được đầu tư, xây dựng mới. Ảnh: Xuân Quang.

Thầy Phạm Văn Thành, Hiệu trưởng trường tiểu học Yên Thắng 1 cho biết, do địa hình vào bản Vịn hiểm trở, khiến giáo viên rất vất vả khi đi vận động học sinh trở lại lớp sau mưa lũ.

"Những ngày nắng ráo, các em học sinh đến lớp đều đặn. Nhưng những ngày mưa bão, mưa dài ngày, nước suối dâng cao, ảnh hưởng rất lớn tới nề nếp học tập của các em.

Thầy cô băng rừng, vượt suối vận động học sinh đến trường sau mưa bão ảnh 22

Trao tặng 30 tấn sữa cho các trường học trong vùng mưa lũ

Có những gia đình bận làm nương, rẫy, nên không thường xuyên đưa các em đến trường, lớp được, dẫn đến quá trình học tập của học sinh bị gián đoạn

Chính vì thế, trong mùa mưa, đặc biệt là mùa mưa bão, giáo viên cắm chốt tại bản, đã xuống từng gia đình học sinh, vận động, tuyên truyền, thuyết phục, cố gắng đưa các cháu đến trường", thầy Thành nói.

Ông Lê Minh Thư - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lang Chánh chia sẻ: “Trong những năm vừa qua, huyện Lang Chánh đã huy động nhiều nguồn lực để cải thiện cơ sở vật chất các trường học ở những vị trí còn nhiều khó khăn (nhà tranh tre, nứa lá...).

Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn huyện còn rất nhiều điểm trường khó khăn về cơ sở vật chất cần sự quan tâm, đầu tư của nhà nước".

Video Thầy Phạm Văn Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học Yên Thắng 1 chia sẻ công tác vận động học sinh trở lại lớp sau những ngày mưa lũ.

XUÂN QUANG