Theo quy hoạch, trong giai đoạn 2016 – 2030 Hà Nội sẽ xây dựng 10 cầu qua sông Hồng và 4 cầu qua sông Đuống.
Cụ thể, 10 cầu qua sông Hồng gồm: Việt Trì – Ba Vì; cầu Vân Phúc; cầu Hồng Hà; cầu Thượng Cát; cầu Tứ Liên; cầu/hầm Trần Hưng Đạo; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2; cầu Ngọc Hồi; cầu Mễ Sở; cầu Phú Xuyên.
4 cầu qua sông Đuống gồm: Cầu Đuống 2; cầu Đuống Ngọc Thụy; cầu Giang Biên; cầu Mai Lâm.
Ông Vũ Duy Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (ảnh Như Hải). |
Ông Vũ Duy Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết: “Dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên kết nối đồng bộ mạng đường giao thông từ Hồ Tây đến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có tổng vốn dự kiến 17 nghìn tỷ đồng.
Dự án cầu/hầm Trần Hưng Đạo qua sông Hồng, kết nối các quận trung tâm với khu vực phía Đông thành phố, giảm tải áp lực giao thông cho cầu Long Biên và cầu Chương Dương thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm, tổng mức đầu tư 7 nghìn tỷ đồng.
Dự án xây dựng cầu Giang Biên và đường dẫn hai cầu nối khu đô thị Vincom Village và vành đai 3, nhằm mục đích hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng với số vốn 6 nghìn tỷ đồng.
Xây dựng cầu Vĩnh Tuy, hoàn thành đồng bộ, khép kín tuyến đường vành đai 2 tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân, góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển các khu đô thị khu vực phía Bắc Sông Hồng. Phương thức đầu tư là BT với số vốn dự kiến 2,4 nghìn tỷ đồng.
"Đầu tư 30% mà thu phí như đường mới là cách làm trắng trợn" |
Cả 4 dự án trên đều được xây dựng bằng hình thức BT (đối tác công tư – xây dựng chuyển giao). Nguồn vốn được huy động bằng hình thức đổi đất lấy hạ tầng.
Riêng dự án xây dựng Cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh với số vốn 6 nghìn tỷ đồng đầu tư theo hình thức đầu tư BOT.
Ông Vũ Duy Tuấn cho biết thêm, hiện ngân sách thành phố không có khả năng chi trả nên đã kêu gọi kêu gọi các nhà đầu tư tham gia.
Hiện, thành phố nhận được sự quan tâm kêu gọi các nhà đầu tư rất lớn như Vingroup, Sun Group, T&T.
Khi các dự án hoàn thành, thành phố thanh toán bằng quỹ đất. Để đảm bảo thực hiện dự án này, thành phố bố trí quỹ đất để làm vốn đối ứng với từng dự án.
Quy trình đầu tư, theo quy định là nghiên cứu chủ trương đầu tư, tổng mức đầu tư. Về phía Hà Nội đảm bảo công khai, minh bạch, tạo hội nghị xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư, đảm bảo công khai minh bạch huy động các nhà đầu tư lớn.
Ông Trần Xuân Hà - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết thêm, giao thông đô thị là vấn đề nóng bỏng, ban ngày Hà Nội có trên 10 triệu dân, mật độ dân cư của chúng ta chuyển dịch dân số cơ học rất lớn.
Dự kiến khi nào Chính phủ phê duyệt thì Hà Nội bắt tay vào triển khai xây dựng. Mục đích là để giao thông thành phố có sự chuyển biến rõ rệt.
Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm túc vấn đề đổi đất lấy hạ tầng, giám sát kỹ để chọn nhà đầu tư có năng lực tốt.