Chúng tôi xin bắt đầu từ nền văn minh phương Đông - một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Trung Quốc thời Chiến Quốc được xem như là thời của tự do tư tưởng.
Nhưng sau khi thống nhất Trung Hoa - 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng (259 - 210 trước Công nguyên) đã loại bỏ hàng trăm tư tưởng bao gồm Nho giáo và các triết lý khác.
Bức tượng Vua sám hối / Vua cõng Phật ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội mang theo nhiều thông điệp thâm trầm tiền nhân nhắn gửi cho hậu thế. Hình minh họa: Khám phá Việt Nam / VTV. |
Ông đã ra lệnh cho đốt phần lớn sách, chỉ cho giữ lại những sách về chiêm tinh học, nông nghiệp, y học, bói toán, và lịch sử của nhà nước Tần.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên: ở Hàm Dương có hơn 460 nhà nho bị chôn sống do sở hữu những cuốn sách bị cấm.
Dường như sự thống nhất Trung Hoa của Tần Thủy Hoàng còn bao hàm cả khát vọng thống nhất về tư tưởng.
Trong thời đại của mình, vị hoàng đế này đã để lại không ít kỳ tích như Vạn Lí Trường Thành, hay Cung A Phòng,... nhưng dưới sự trị vì của ông, tư tưởng con người bị trói buộc.
Bởi chính sách hà khắc và tàn bạo, nên nhà Tần (221 - 206 trước Công nguyên) chỉ tồn tại rất ngắn ngủi, và Tần Thủy Hoàng bị mang danh là một bạo chúa.
Trở về với đế quốc La Mã - một trong những đế quốc lớn nhất trong lịch sử.
Cũng như các vị hoàng đế La Mã tiền triều, Flavius Valerius Aurelius Constantinus (274-337) vốn là người chỉ tin theo thuyết một thần, mà phủ nhận sự tồn tại của các vị thần khác - không thuộc tôn giáo của mình.
Nhưng rồi ông đã thay đổi (có truyền thuyết cho là do một giấc mơ) và ông đã chấp nhận đa thần, tức là chấp nhận các tôn giáo khác, đặc biệt là Kitô giáo.
Một chút lạm bàn về công danh |
Nhờ sự cải biến tư tưởng này, Constantinus trở thành vị hoàng đế đầu tiên thống nhất đế chế La Mã - một hoàng đế vĩ đại nhất, và cũng là người chấm dứt 300 năm thảm sát các tín đồ Kitô giáo ở xứ sở này.
Với nhiều lý do khác nhau, dường như khác với hoàng đế Tần Thủy Hoàng, đại đế Constantinus thống nhất La Mã trước hết bằng sự chấp nhận những hệ tư tưởng đối lập với mình.
Ông đã là người ban bố sắc lệnh Milano (13/6/313) chấm dứt thảm sát Kitô giáo.
Ông còn được xem là người giải oan cho Kitô giáo. Và chính công lao phục hưng Kitô giáo của ông đã lập nên công đức vĩ đại nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của toàn bộ nền văn minh trong lịch sử phương Tây.
Năm 2006, UNESCO công nhận Lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới.
Nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có pho tượng Vua sám hối - chùa Hòe Nhai - Hà Nội.
Người ta kể lại rằng khi vua Lê Hy Tông (1663-1716) lên nắm quyền năm 1675 đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng.
Ai ngoan cố không đi sẽ bị khép trọng tội và đem ra xử trảm, khiến Phật giáo thời kỳ này ở Việt Nam bị rơi vào thảm cảnh.
Khi đó có một vị thiền sư đắc đạo - đã dùng những lý lẽ thuyết phục của mình - làm cho nhà vua bừng tỉnh.
Rồi để thể hiện sự sám hối, vua đã cho tạc một bức tượng lớn, trong đó có hình lấy theo mẫu ngài đang phủ phục dưới sàn - cõng trên lưng tượng Đức Phật đang tọa thiền. Bức tượng được người đời gọi tên là “Vua sám hối”.
Bức tượng và câu chuyện cảm động này, chắc chắn đã gửi lại nhiều thông điệp răn dạy những thế hệ người Việt.
Trong lịch sử nhân loại, việc không chấp nhận đa dạng trong tín ngưỡng, hay tư tưởng của công chúng, đã dẫn đến những xã hội nghẹt thở.
Thậm chí còn có cả những cuộc tàn sát đẫm máu như dưới thời Tần Thủy Hoàng, hay thời kỳ 300 năm tàn sát Kitô giáo của các vương triều La Mã.
Luận về cuộc chơi và cây đời |
Dẫu vậy trong những câu chuyện như thế, còn có cả những câu chuyện cảm động về sự sám hối như trường hợp vua Lê Hy Tông.
Tất nhiên cũng có cả những lời sám hối muộn mằn của những kẻ đã bại trận, hết thời.
Napoleon Bonaparte (1769-1821)sau khi thống lĩnh được nước Pháp, đã hung hăng ra lệnh bắt bớ các tu sĩ và tịch thu các tu viện.
Đến khi đại bại trong trận chiến Waterloo vào năm 1815, rồi bị phế truất ra đảo Saint Helena, ông mới hồi tâm và thú nhận:
"Tội lỗi lớn nhất của trẫm là không chỉ xúc phạm đến loài người mà đã xúc phạm đến Thiên Chúa".
Nếu như vua Hy Tông là người đủ sáng suốt để kịp sám hối, lúc ngài đang tại vị - để có dịp sửa sai, thì lời sám hối của Napoleon có lẽ chỉ có được trong cái cảnh “thời oanh liệt nay còn đâu”.
Nhưng hình như những sám hối này, cũng như những bài học và những tấm gương trong lịch sử vẫn không đủ để răn dạy hậu thế!?
Vì thế hơn một thế kỷ - sau thời đại Napoleon Bonaparte, lại xuất hiện “quái kiệt” mang trọng tội chống nhân loại - Adolf Hitler (1889-1945), để rồi trong bản di chúc và tuyên cáo chính trị - 1945, ông ta đã viết có nội dung rằng:
" "Con người của nhân dân”, đã không rút ra được bài học nào từ kinh nghiệm của những người đi trước".
Quả thật Hitler và chủ nghĩa Phát xít đã bị tiêu diệt, nhưng thế giới loài người vẫn còn đó những thảm cảnh kinh hoàng như:
Đại nhảy vọt (1958-1961) - ngoài chết đói, còn khoảng 2,5 triệu người bị tra tấn đến chết; Cách mạng văn hóa (1966-1976) với hàng triệu người bị giết và hàng triệu người bị lưu đầy...
Quân Vương, tội ác và trừng phạt |
Khi là Tổng thống Nga (2008-2012), Dmitry Anatolyevich Medvedev (sinh năm 1965), đã viết trên trang blog cá nhân của mình vào sáng 30/10/2009 (nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Ðàn áp Chính trị", phóng viên nhật báo BaLan, Gzeta Wyborcza, tại Moskva đưa tin):
"Chúng ta chỉ cần nghĩ - hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá.
Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước.
Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát.
Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị là có thể chấp nhận được”.
Không chỉ hai nhà độc tài Napoleon và Hitler, có lẽ thiếu đức tin hoặc không có đức tin, hay hủy diệt đức tin của cộng đồng, hay không chấp nhận đa tôn giáo, đa tư tưởng, là đặc điểm chung của những nền độc tài.
Rằng dường như nắm quyền lực không thôi vẫn chưa đủ, họ còn muốn là những kẻ ban phát đức tin cho loài người thì phải!?
Và thật có lý khi cho rằng, sẽ không có những lời sám hối đi vào lịch sử của Napoleon hay Hitler, nếu họ là những kẻ chiến thắng.
Cho dù chiến thắng thuộc về họ, có gieo rắc đau thương cho cả thế giới này.
Sigmund Schlomo Freud (1856-1939) - nhà tâm lý học vĩ đại người Đức đã kết luận: nhân loại mang hai thị dục căn bản nhất, là “tình dục” và “thị dục huyễn ngã” (lòng mong muốn được người khác cho mình là vẻ vang, quan trọng).
Vì thế nếu quyền lực không được kiểm soát cộng với thị dục huyễn ngã quá lớn, sẽ là cơ hội sản sinh ra những nền độc tài, hòng thống lĩnh thế giới này với cả thể xác và linh hồn, như lịch sử nhân loại đã từng diễn ra.
Và cho dù những nền độc tài dẫu có “ma mãnh” đến đâu - cũng sớm muộn bị tiêu diệt, hay những bài học lịch sử đau thương - có liên tục được nhắc nhở và bổ sung, thì việc cảnh giác và kiểm soát với quyền lực, luôn phải được thực thi trong mọi cộng đồng nhân loại.
* Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.