Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - bà Lê Thị Nga nêu ra vấn đề này khi trình bày báo cáo thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 tại Quốc hội, sáng 6/11.
Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng rà soát, kiểm tra công tác cán bộ, tập trung vào về tiêu chuẩn, điều kiện, chứng chỉ, bằng cấp. ảnh: vgp. |
Bên cạnh những hạn chế đã được nêu trong báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh một số nội dung sau:
Văn bản số 4951/VPCP-TCCB ngày 15/5/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác cán bộ, trước mắt tập trung vào việc thực hiện các quy định về bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý, tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thanh tra, kiểm tra tối thiểu 30% các đơn vị thuộc, trực thuộc trong năm 2017. |
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chuyển đổi vị trí công tác đã được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Tuy nhiên, qua giám sát, phản ánh của dư luận cử tri và báo chí cho thấy việc chuyển đổi đối với một số vị trí công tác chưa phù hợp, nhất là ở các vị trí chỉ có một cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm hoặc vị trí công tác đòi hỏi tính chuyên môn, nghiệp vụ cao;
Một số trường hợp việc chuyển đổi vị trí công tác, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ còn thiếu minh bạch, có biểu hiện tiêu cực, “chạy chức, chạy quyền”;
Có trường hợp điều động, bổ nhiệm cán bộ thiếu nhiều điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, đặc biệt là chưa đáp ứng điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế, bố trí người thân trong gia đình vào vị trí vi phạm pháp luật Phòng chống tham nhũng;
Có trường hợp bổ nhiệm cả cán bộ có trách nhiệm trong việc làm thua lỗ, thất thoát lớn vốn, tài sản nhà nước.
Bổ nhiệm Cục trưởng, Cục phó “nợ tiêu chuẩn” là di sản của ai? |
Ngược lại, cũng có trường hợp lợi dụng việc điều động, điều chuyển công tác để trù dập cán bộ…
Thực tế này đang gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân về công tác Phòng chống tham nhũng.
Bà Nga nhấn mạnh: "Ủy ban Tư pháp đồng tình với kiến nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng rà soát, kiểm tra công tác cán bộ, tập trung vào rà soát về tiêu chuẩn, điều kiện, chứng chỉ, bằng cấp, việc tuân thủ quy trình, bảo đảm dân chủ, công khai trong bổ nhiệm cán bộ;
Xác định tình trạng, nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Di sản của ông Đinh La Thăng: BOT và công tác cán bộ! |
Đối với những vụ việc kê khai tài sản, bổ nhiệm cán bộ mà dư luận xã hội và cử tri bức xúc, cần khẩn trương vào cuộc để thanh tra, kiểm tra, làm rõ có hay không có tiêu cực, tham nhũng để sớm kết luận, trả lời công luận, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật;
Đồng thời cũng kịp thời bảo vệ uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan".
Chống "nhóm lợi ích", "sân sau"
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu ra hai thông tin rất đáng phải chú ý:
Thứ nhất, qua kiểm tra tại 7.976 đơn vị, chỉ phát hiện 66 trường hợp có vi phạm về công khai, minh bạch.
Thứ hai, năm 2017 số người đã kê khai tài sản, thu nhập là rất lớn (1.113.422 người), nhưng chỉ xác minh đối với 78 người (giảm 81,4% so với năm 2016), kết quả xác minh chỉ phát hiện 5 trường hợp vi phạm.
Trong khi đó, theo phản ánh của báo chí, cử tri cho thấy còn có nhiều trường hợp kê khai không trung thực, không kê khai, nhất là nhiều người không kê khai khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định, nhưng không được kịp thời phát hiện, xử lý;
Việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm trong một số trường hợp còn chưa hợp lý, thậm chí phản cảm, gây bức xúc trong dư luận.
Cách chức Bí thư Đà Nẵng, cho thôi Uỷ viên Trung ương với ông Nguyễn Xuân Anh |
Thực trạng trên cho thấy biện pháp phòng ngừa này còn hình thức, hiệu quả thấp.
Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; việc thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến.
Đáng lưu ý là quy định của Luật Phòng chống tham nhũng về căn cứ xác minh tài sản chưa đầy đủ, một số căn cứ không mang tính bắt buộc và có thể dẫn đến tùy nghi trong áp dụng.
Quá nhiều cơ quan đầu mối được giao thẩm quyền quản lý, xác minh tính trung thực của việc kê khai; chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu để phát hiện, xử lý đối với những trường hợp kê khai tài sản, thu nhập thiếu trung thực và chưa có cơ chế xử lý tài sản không chứng minh, không giải trình được nguồn gốc hợp pháp.
Từ thực trạng này, Ủy ban Tư pháp đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quy định một cách đầy đủ, toàn diện hơn về các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai, trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, các khoản giao dịch có giá trị lớn; quy định rõ chế tài xử lý đối với người kê khai không trung thực.
Hoàn thiện các quy định và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, có lộ trình, thời hạn cụ thể để hoàn thành mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt.
Bên cạnh việc chống các hành vi nhũng nhiễu, “tham nhũng vặt”, năm 2018, Chính phủ, các ngành, các cấp cần tiếp tục chú trọng phòng, chống tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trong đó tập trung vào việc nhận diện, chỉ ra những biểu hiện cụ thể của loại hình tham nhũng này để kịp thời phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng lớn.