9 nguyên nhân gây đau dạ dày vào ban đêm

17/01/2018 06:00
AN NHIÊN (THEO DOCTOR HEALTH PRESS)
(GDVN) - Đau dạ dày vào ban đêm có thể là một triệu chứng báo hiệu về tình trạng sức khỏe của bạn, nó cũng có thể liên quan đến đường tiêu hóa.

Đau dạ dày vào ban đêm có thể là một triệu chứng báo hiệu về tình trạng sức khỏe của bạn đang đi xuống, mà trực tiếp liên quan đến đường tiêu hóa.

Bạn cần phải cảnh giác với những cơn đau dạ dày vào ban đêm.
Bạn cần phải cảnh giác với những cơn đau dạ dày vào ban đêm.

1. Ngộ độc thực phẩm

Những cơn đau bụng vào ban đêm có thể do bữa ăn cuối ngày mà chúng ta ăn gây ra. Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng.

Biểu hiện bằng các triệu chứng dạ dày, ruột (buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt...) hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

2. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi và gan. Ung thư dạ dày mỗi năm có thể gây ra 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới.

3. Hội Chứng IBS

Hội chứng ruột kích thích (IBS) còn gọi là “co thắt đại tràng”, là một loại rối loạn tiêu hóa thường gặp. Triệu chứng chính của IBS là đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện. Bạn có thể bị táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai.

4. Sỏi mật

Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ban đêm có thể là sỏi mật. Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hóa, do sự xuất hiện sỏi cholesterol và/hoặc sỏi sắc tố mật.

Sỏi cholesterol do cholesterol kết tinh trong dịch mật, khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, có sự ứ đọng dịch mật và một số nguyên nhân khác.

9 nguyên nhân gây đau dạ dày vào ban đêm ảnh 27 loại thực phẩm có lợi cho người bị đau dạ dày

5. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Viêm vùng chậu – một trong những bệnh nguy hiểm, biểu hiện lại không điển hình nên nhiều chị em chủ quan bỏ qua.

Là một trong những bệnh lý nguy hiểm, làm cách nào để có thể phát hiện và kiểm soát tốt là một trong những điều mà nhiều chị em quan tâm.

Phụ nữ cũng có thể bị viêm vùng chậu nếu họ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không điều trị.

6. Sỏi thận

Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn cả.

Sỏi thận là do kết quả của sự kết tủa một số chất chứa trong nước tiểu... Sỏi thận có thể do nhiễm khuẩn đường tiểu (viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo...).

7. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh tiêu hóa mãn tính, xảy ra khi acid dạ dày thay đổi. Các axít kích thích niêm mạc thực quản và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng GERD.

Các dấu hiệu và triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm acid trào ngược và ợ nóng. Cả hai đều là điều kiện tiêu hóa thông thường mà hầu hết mọi người trải nghiệm.

Khi các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra nhiều hơn hai lần mỗi tuần hoặc can thiệp vào cuộc sống hàng ngày, bạn nên đến gặp bác sỹ.

Hầu hết mọi người có thể quản lý những khó chịu của chứng ợ nóng với thay đổi lối sống và thuốc không kê đơn. Nhưng đối với những người có trào ngược dạ dày thực quản (GERD), các biện pháp khắc phục có thể chỉ giảm tạm thời.

8. Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột hoặc tiêu chảy nhiễm trùng (tiếng Anh: gastroenteritis) là một tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa liên quan đến cả dạ dày và ruột non.

Nó gây ra hỗn hợp vừa tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng và chuột rút. Hệ quả mất nước có thể xảy ra.

9. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm trùng này gây ra bởi microbes – những vi sinh vật được quan sát bằng kính hiển vi – bao gồm nấm (fungi), virut (viruses) và vi khuẩn (bacteria).

AN NHIÊN (THEO DOCTOR HEALTH PRESS)