Trong một bài bình luận liên quan tới cái chết của Gaddafi, tờ Guardian nói rằng nếu ông còn sống, Libya sẽ phải đương đầu với rất nhiều rắc rối, đơn giản nhất là việc tòa án nào sẽ xét xử ông.
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp trong chính quyền lâm thời ở Libya đã liên tục khẳng định rằng Gaddafi sẽ bị xử tại Libya theo luật địa phương. Song Tòa án hình sự quốc tế La Hay lại ban lệnh bắt nhằm vào Gaddafi hồi đầu năm nay, cáo buộc ông đã sử dụng vũ lực chống người biểu tình.
Hoàn toàn có giải pháp để thoả mãn đòi hỏi của cả đôi bên. Giới luật sư quốc tế nói rằng người ta có thể mở một phiên tòa ở Tripoli do Liên hợp quốc tài trợ và ông Gaddafi sẽ bị xử theo khuôn khổ luật pháp trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên quy trình này có thể sẽ kéo dài trong rất nhiều năm bởi hệ thống luật của Libya gần như không tồn tại và người ta sẽ phải xây dựng lại nó từ đầu.
Trong khoảng thời gian chờ đợi này, có những nghi ngại rằng Gaddafi sẽ tác động cản trở một cuộc bầu cử dân chủ và ngầm huy động lực lượng trung thành với ông. Tệ hơn, Gaddafi có thể dẫn đầu một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ mới, bắt đầu hình thành từ sa mạc Sahara hoặc miền Nam đất nước, qua đó gây thiệt hại lớn về uy tín cho NTC và làm mất ổn định của các quốc gia quanh Libya.
Cái chết của Gaddafi còn là một đòn bẩy về mặt uy tín cho chính quyền lâm thời, hiện đã thể hiện các dấu hiệu căng thẳng chia rẽ nội bộ và yếu kém về khả năng lãnh đạo. Ngoài ra, nó cũng xóa bỏ một trở ngại lớn trong tiến trình chuyển giao chính trị và xây dựng đất nước thời kỳ mới.
"Việc liệu Gaddafi còn sống hay không có thể gây nhiều vấn đề cho chính quyền mới. Các câu hỏi như 'Ông ấy ở đâu? Ông ấy còn sống không? Có nên đưa ông ấy ra tòa hay không?' đều đã bị loại bỏ. Giờ tiến trình hàn gắn và hòa giải dân tộc đã có thể bắt đầu" - David Hartwell, một nhà phân tích cao cấp của công ty tư vấn IHS Global Insight đánh giá.
Ngoài NTC, cái chết của Gaddafi cũng khiến không ít chính phủ phương Tây thở phào. Họ từng lo sợ trong bối cảnh chẳng còn gì để mất, Gaddafi sẽ nói ra những bí mật gây bẽ mặt về mối quan hệ giữa ông với nhiều nước lớn ở châu Âu, cũng như với các chính khách nổi tiếng như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Nhiều công ty dầu lửa cỡ bự từng có các hợp đồng béo bở với Libya gồm tập đoàn BP của Anh, ENI của Italia và Total của Pháp chắc cũng vui vẻ không kém.
"Như vậy sự kiện có ý nghĩa biểu tượng vô cùng quan trọng" - Alan Fraser, một nhà tư vấn rủi ro của công ty AKE, cho hãng tin Reuters biết - "Nó giúp NTC tiến lên, tránh việc phải tổ chức một phiên tòa dài hơi vốn có thể tạo cơ hội để những bí mật nguy hiểm bị lộ ra ngoài".
Cuối cùng, cái chết của Gaddafi, thật nghiệt ngã, đã thể hiện ý chí của nhiều người dân Libya. Khi Tripoli sụp đổ, rất nhiều binh lính thuộc phe chống đối Gaddafi, gồm sinh viên, nha sĩ, kỹ sư và cả người thất nghiệp, đều nói rằng họ chỉ hạ vũ khí trở về với đời thường nếu Gaddafi bị giết.
Theo Guardian, chỉ một số ít nói rằng Gaddafi phải được đưa ra xét xử. Nhưng thường khi ai đó hỏi 'điều gì sẽ xảy ra với Gaddafi', người trả lời sẽ cười lớn và tuyên bố 'giết khi tìm thấy'. Ngay cả những người Libya có giáo dục cũng chia sẻ quan điểm này và họ chỉ ra rằng dù phiên tòa nào diễn ra thì Gaddafi cũng chẳng thoát khỏi án tử hình.
Một số tổ chức phương Tây như Ân xá Quốc tế kêu gọi Libya tiếp tục mở cuộc điều tra về các tội trạng ông đã gây ra trong thời gian nắm quyền. Ân xá Quốc tế cũng muốn NTC giải thích đầy đủ về hoàn cảnh cái chết của Gaddafi trước quốc dân và cộng đồng thế giới.
Tuy nhiên cho tới nay những yêu cầu này đều chưa được ai lắng nghe.
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp trong chính quyền lâm thời ở Libya đã liên tục khẳng định rằng Gaddafi sẽ bị xử tại Libya theo luật địa phương. Song Tòa án hình sự quốc tế La Hay lại ban lệnh bắt nhằm vào Gaddafi hồi đầu năm nay, cáo buộc ông đã sử dụng vũ lực chống người biểu tình.
Hoàn toàn có giải pháp để thoả mãn đòi hỏi của cả đôi bên. Giới luật sư quốc tế nói rằng người ta có thể mở một phiên tòa ở Tripoli do Liên hợp quốc tài trợ và ông Gaddafi sẽ bị xử theo khuôn khổ luật pháp trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên quy trình này có thể sẽ kéo dài trong rất nhiều năm bởi hệ thống luật của Libya gần như không tồn tại và người ta sẽ phải xây dựng lại nó từ đầu.
Trong khoảng thời gian chờ đợi này, có những nghi ngại rằng Gaddafi sẽ tác động cản trở một cuộc bầu cử dân chủ và ngầm huy động lực lượng trung thành với ông. Tệ hơn, Gaddafi có thể dẫn đầu một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ mới, bắt đầu hình thành từ sa mạc Sahara hoặc miền Nam đất nước, qua đó gây thiệt hại lớn về uy tín cho NTC và làm mất ổn định của các quốc gia quanh Libya.
Cái chết của Gaddafi còn là một đòn bẩy về mặt uy tín cho chính quyền lâm thời, hiện đã thể hiện các dấu hiệu căng thẳng chia rẽ nội bộ và yếu kém về khả năng lãnh đạo. Ngoài ra, nó cũng xóa bỏ một trở ngại lớn trong tiến trình chuyển giao chính trị và xây dựng đất nước thời kỳ mới.
"Việc liệu Gaddafi còn sống hay không có thể gây nhiều vấn đề cho chính quyền mới. Các câu hỏi như 'Ông ấy ở đâu? Ông ấy còn sống không? Có nên đưa ông ấy ra tòa hay không?' đều đã bị loại bỏ. Giờ tiến trình hàn gắn và hòa giải dân tộc đã có thể bắt đầu" - David Hartwell, một nhà phân tích cao cấp của công ty tư vấn IHS Global Insight đánh giá.
Ngoài NTC, cái chết của Gaddafi cũng khiến không ít chính phủ phương Tây thở phào. Họ từng lo sợ trong bối cảnh chẳng còn gì để mất, Gaddafi sẽ nói ra những bí mật gây bẽ mặt về mối quan hệ giữa ông với nhiều nước lớn ở châu Âu, cũng như với các chính khách nổi tiếng như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Nhiều công ty dầu lửa cỡ bự từng có các hợp đồng béo bở với Libya gồm tập đoàn BP của Anh, ENI của Italia và Total của Pháp chắc cũng vui vẻ không kém.
"Như vậy sự kiện có ý nghĩa biểu tượng vô cùng quan trọng" - Alan Fraser, một nhà tư vấn rủi ro của công ty AKE, cho hãng tin Reuters biết - "Nó giúp NTC tiến lên, tránh việc phải tổ chức một phiên tòa dài hơi vốn có thể tạo cơ hội để những bí mật nguy hiểm bị lộ ra ngoài".
Cuối cùng, cái chết của Gaddafi, thật nghiệt ngã, đã thể hiện ý chí của nhiều người dân Libya. Khi Tripoli sụp đổ, rất nhiều binh lính thuộc phe chống đối Gaddafi, gồm sinh viên, nha sĩ, kỹ sư và cả người thất nghiệp, đều nói rằng họ chỉ hạ vũ khí trở về với đời thường nếu Gaddafi bị giết.
Theo Guardian, chỉ một số ít nói rằng Gaddafi phải được đưa ra xét xử. Nhưng thường khi ai đó hỏi 'điều gì sẽ xảy ra với Gaddafi', người trả lời sẽ cười lớn và tuyên bố 'giết khi tìm thấy'. Ngay cả những người Libya có giáo dục cũng chia sẻ quan điểm này và họ chỉ ra rằng dù phiên tòa nào diễn ra thì Gaddafi cũng chẳng thoát khỏi án tử hình.
Một số tổ chức phương Tây như Ân xá Quốc tế kêu gọi Libya tiếp tục mở cuộc điều tra về các tội trạng ông đã gây ra trong thời gian nắm quyền. Ân xá Quốc tế cũng muốn NTC giải thích đầy đủ về hoàn cảnh cái chết của Gaddafi trước quốc dân và cộng đồng thế giới.
Tuy nhiên cho tới nay những yêu cầu này đều chưa được ai lắng nghe.
Theo Vietnamplus