LTS: Có một sự gắn kết chặt chẽ giữa tầm nhìn quốc gia và chiến lược giáo dục Singapore để xây dựng “trường học tư duy, quốc gia học tập”.
Theo đó, Singapore đã đào tạo ra các nhà lãnh đạo trường học ưu tú để dẫn dắt thành công các nhà trường, xây dựng trường học ưu việt.
Chương trình Lãnh đạo giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc đem lại sự thành công xuất sắc của các nhà trường cũng như nền giáo dục Singapore.
Bài viết của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục) sẽ cùng độc giả bao quát về kinh nghiệm của Singapore trong việc bồi dưỡng, đào tạo lãnh đạo trường phổ thông.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Huyền (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục). |
Vai trò của Hiệu trưởng trong chiến lược phát triển đất nước
Singapore là quốc gia luôn quan tâm đến giáo dục để mỗi cá nhân phát huy tối đa tiềm năng của mình, phát triển của sự sáng tạo và kỹ năng linh hoạt để duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của Singapore trong nền kinh tế toàn cầu (Bộ Thương mại và Công nghiệp, Singapore, 1986).
Nhu cầu sáng tạo và đổi mới được coi là tư tưởng xuyên suốt trong phát triển giáo dục và đất nước, trong đó các trường học được kêu gọi đóng góp vai trò quan trọng trong việc mang lại sự thay đổi này.
Năm 1997, Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã đưa ra tầm nhìn cho cải cách giáo dục tại Singapore là “Trường học tư duy, quốc gia học tập”.
Khái niệm “quốc gia học tập” đòi hỏi mọi cá nhân trong trường học phải sử dụng công nghệ thông tin, tư duy sáng tạo và phê phán, công dân toàn cầu trong một thế giới phẳng.
Trong đó, các nhà lãnh đạo trường học được lựa chọn để tham dự các chương trình đào tạo mới để chuẩn bị tốt nhất cho họ để thiết kế, lãnh đạo và quản lý các trường học tư duy trong một quốc gia học tập.
Ngày nay, “Trường học tư duy, quốc gia học tập” được tiếp tục phát triển thành mô hình trường học “Dạy ít, học nhiều”.
Lựa chọn và đào tạo lãnh đạo học đường ở Singapore
Singapore ưu tiên phát triển các hiệu trưởng giỏi, có thể đảm bảo trường của họ cung cấp cơ hội học tập chất lượng cao và công bằng cho học sinh của mình.
Do hệ thống bậc thang nghề nghiệp của Singapore, các giáo viên chọn phương pháp lãnh đạo theo sự cố vấn của hiệu trưởng vào năm thứ ba trong công việc, và sau đó thăng tiến lên tổ trưởng chuyên môn và phó hiệu trưởng.
Chân dung Hiệu trưởng tương lai qua phác thảo của Bộ Giáo dục |
Tất cả các hiệu trưởng đều là đều là giáo viên đầu tiên và sau đó thực hiện các nhiệm vụ quản lý cấp trung trước khi trở thành hiệu trưởng.
Để đảm bảo Singapore có những nhà lãnh đạo trường học giỏi nhất, các cán bộ quản lí trường học tương lai được chọn từ các giáo viên ưu tú trong hệ thống giáo dục.
Các nhà lãnh đạo tiềm năng có thể được thăng cấp lên các vị trí lãnh đạo cấp trung (ví dụ như tổ trưởng chuyên môn).
Để chuẩn bị cho lãnh đạo của trường tại Singapore, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp kiểm soát các trường về nhiệm vụ tổng thể và tầm nhìn, chương trình giảng dạy và các chức năng nhiệm vụ của giáo viên và cung cấp một chương trình phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên để họ thăng tiến nghề nghiệp.
Các nhà lãnh đạo trường học tương lai được các trường học chủ động lựa chọn. Hiệu trưởng nhà trường có nhiệm vụ theo dõi cung cấp cơ hội cho các giáo viên có mong muốn phát triển, hỗ trợ, truyền cảm hứng và lựa chọn những người ưu tú nhất.
Đối với những giáo viên được đánh giá là có khả năng đảm nhận chức vụ cao hơn đòi hỏi họ phải đảm nhiệm các nhiệm vụ hành chính ngoài việc giảng dạy.
Các giáo viên này có thể được bổ nhiệm làm người đứng đầu hoặc người đứng đầu bộ phận, và nếu họ chứng minh được khả năng lãnh đạo thì họ sẽ được kiểm tra năng lực trước khi được xem xét làm hiệu trưởng.
Trong quá trình đó, các ứng viên tiềm năng phải tham dự các cuộc phỏng vấn tại Bộ Giáo dục và Đào tạo để đánh giá sự phù hợp cho lãnh đạo của trường.
Các cán bộ nguồn lãnh đạo trường học được lựa chọn qua các cuộc phỏng vấn và các bài tập về lãnh đạo để tham dự chương trình bồi dưỡng về “Quản lý và Lãnh đạo trường học” tại Học viện Giáo dục Quốc gia Singapore (NIE).
Từ năm 2001 trở lại đây, tất cả các ứng cử viên tiềm năng cho hiệu trưởng trường phải trải qua 6 tháng đào tạo toàn thời tại Học viện Giáo dục Quốc gia (NIE) về “Chương trình Lãnh đạo Giáo dục”.
Chương trình Lãnh đạo giáo dục
Tháng 3/2001, Chương trình Lãnh Đạo Giáo Dục (LEP) đã được đưa ra tại Học viện Giáo dục Quốc gia, Singapore.
Đây là một sáng kiến quốc gia về phát triển “Chương trình lãnh đạo giáo dục” đòi hỏi đào tạo ra lãnh đạo trường học có thể quản lý sự thay đổi, đương đầu với nghịch cảnh một cách năng động, phức tạp và đôi khi không chắc chắn.
Giáo sư Đặng Quốc Bảo: Hiệu trưởng phải có 3 năng lực tổng quát và 12 bộ số hai |
Lãnh đạo trước đây nghiêng về sự phù hợp, tuân thủ quy định trong khi lãnh đạo mới phải có tham vọng, độc lập, sáng tạo, và có thể thành công trong những điều kiện ít được xác định rõ ràng hơn.
Đây là chương trình học toàn thời gian chỉ 6 tháng để học viên tốt nghiệp có thể trở lại trường học một cách nhanh chóng. Chương trình này lập tức thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Khuôn khổ khái niệm LEP đã được dựa trên khuôn khổ tích hợp 2 lý thuyết "Năm tư tưởng cho tương lai" của Gardner và - "năm vai trò lãnh đạo" của Sergiovanni để đưa ra khung "5-Roles-5-Minds" (5R5M) đối với bối cảnh giáo dục của Singapore.
Theo Sergiovanni 5-Role - "năm vai trò lãnh đạo" cho hiệu trưởng là: giáo dục, kỹ thuật, con người, biểu tượng, và văn hoá mà các hiệu trưởng thực hiện. 5-Minds "Năm tư tưởng cho tương lai" của Gardner là: đạo đức, tôn trọng, sáng tạo, tổng hợp và kỷ luật.
Tất cả các khóa học cốt lõi của LEP phù hợp với khuôn khổ khái niệm 5R5M, và người tham gia được yêu cầu phải phản ánh về sự tham gia của họ với khuôn khổ trong các tạp chí phản ánh của họ...
“Chương trình Lãnh đạo Giáo dục” do NIE hợp tác với Bộ Giáo dục xây dựng, có mục tiêu cung cấp nền tảng phát triển để chuẩn bị cho các cán bộ quản lý trường học về những thách thức và yêu cầu của một hệ thống thay đổi nhanh chóng để đào tạo lãnh đạo trường học sẽ dẫn dắt các trường học của mình thành công bền vững, góp phần phát triển đất nước, giữ cho Singapore tiếp tục ở vị trí tiên phong trong lĩnh vực phát triển tri thức.
Từ mô hình dựa trên năng lực đến tính linh hoạt
Mô hình dựa trên năng lực để thiết kế các chương trình lãnh đạo trường học đã được xem là không đủ để chuẩn bị cho sự lãnh đạo trường học, đặc biệt trong thế giới thay đổi ngày càng phức tạp và nhanh chóng. Việc phát triển chương trình dựa trên năng lực đã được thiết kế chủ yếu trong 50 năm qua.
Cơ sở lý thuyết cho thiết kế như vậy dựa trên kỷ nguyên khoa học hành vi khi kiến thức được xem như một tập hợp các kỹ năng, vai trò và hành vi được quy định.
Trong khi thừa nhận tầm quan trọng liên tục của các khoa học về hành vi, một điều dễ nhận thấy là những năng lực cứng nhắc không còn đủ để chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo dẫn dắt và phát triển trường học trong bối cảnh mới.
Trong chương trình LEP, sáng tạo tri thức được thực hiện bởi người học thông qua các dự án đổi mới. Những người tham gia, với tư cách là những nhà đổi mới trong nền kinh tế tri thức, được gắn bó với một trường học trong suốt chương trình và họ dành thời gian hàng tuần để thực hiện một dự án đổi mới.
Họ nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn của hiệu trưởng trường đó, Lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục khu vực và thành viên khoa của trường đại học.
Dự án dự kiến mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường của người học về những cải tiến cần thiết và là một trải nghiệm học tập sâu sắc cho người tham gia.
Do có sự gắn bó của trường học, cá nhân tương đương đầu tư vào dự án sáng tạo nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của người tham gia, như một người đào tạo chính, bằng cách mở ra nhiều cơ hội học tập và tham gia vào đối thoại và thảo luận.
Mô hình tiên phong này cung cấp nền tảng cho những người tham gia tạo ra kiến thức mới và và vận dụng tri thức để tạo ra những kết quả hữu ích, do vậy đòi hỏi người học phải là những người đổi mới.
Trong thời gian ngắn, họ phải hướng dẫn những người khác (giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh) làm những việc mới bằng những cách khác nhau trong điều kiện hiện có.
Mục đích chung là đưa trường đạt đến thành tích cao hơn. Dự án liên quan đến việc họ nhìn vào một trường học từ quan điểm của thế mạnh của mình, và sau đó xác định một loạt các cơ hội đổi mới. Từ những cơ hội này sẽ xuất hiện tiềm năng cho một sự đổi mới tương đối quan trọng.
Về cơ bản, họ cần phải trả lời những câu hỏi cơ bản về vai trò của họ như là một nhà kiến tạo: làm sao tôi có thể sáng tạo? Làm cách nào để tôi có thể khuyến khích người khác sáng tạo? Dự án Đổi mới của họ được thực hiện trong một trường học và là một bài kiểm tra về khả năng lãnh đạo của người học.
Đến nay, những học viên đã tham gia LRP đã hoàn thành thành công một loạt các dự án sáng tạo và nhiều dự án này đã được các trường học duy trì.
Còn nữa…