Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 11/2 đưa tin, trả lời phỏng vấn của nhà báo Deistvuyushchiye Listva thuộc kênh truyền hình Rossiya - 1 hôm Chủ nhật 11/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết:
Tăng cường lực lượng / hiện diện quân sự của mình trong khu vực (Đông Á), rõ ràng Washington không chỉ quan tâm đến Bắc Triều Tiên mà còn Biển Đông. Ông Sergei Lavrov nhấn mạnh:
"Sự gia tăng hiện diện của lực lượng hải quân và không quân Hoa Kỳ tại khu vực này, nếu không phải cố ý, thì về mặt khách quan nó có thể kích động việc sử dụng các biện pháp quân sự để giải quyết những tranh chấp.
Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất nguy hiểm. [1]
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: ru.crimemoldova.com. |
Mỹ không chỉ tính toán đến Bắc Triều Tiên, mặc dù họ biện minh cho sự hiện diện quân sự của mình bằng những vấn đề Bắc Triều Tiên;
Họ còn nhằm vào Biển Đông, nơi Trung Quốc đang đàm phán với các nước ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ." [2]
Những bình luận được đưa ra sau khi có thông tin từ The Wall Street Journal về việc Lầu Năm Góc đang tính toán rút thủy quân lục chiến từ Trung Đông về tăng cường tại Đông Á.
Chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược quốc phòng mới của Mỹ cũng xác định Trung Quốc và Nga là đối thủ địa chính trị hàng đầu, mối đe dọa số 1 vị thế siêu cường của Mỹ, chứ không phải chủ nghĩa khủng bố.
Tờ Sputnik News ngày 11/2 đăng bài phỏng vấn Tiến sĩ Joseph Cheng từ Đại học Thành phố Hồng Kông về động thái này. Ông cho rằng, việc Mỹ điều chỉnh lực lượng sang Đông Á là bởi 2 lý do:
Thứ nhất, Mỹ xem Trung Quốc là Nga là đối thủ, do đó phải tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.
Chiến đấu cơ Su-35 Trung Quốc mua của Nga đã được đưa xuống Biển Đông, ảnh: CCTV. |
Thứ hai, Tổng thống Donald Trump không tin rằng Hoa Kỳ "có vấn đề" với thâm hụt ngân sách, sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho quân sự.
Rõ ràng Trung Quốc rất "quan ngại" khi Donald Trump xem Trung Quốc là đối thủ số 1. Bắc Kinh sẽ theo dõi cẩn thận các chính sách của Nhà Trắng.
Nếu Washington chọn gây áp lực trên phương diện kinh tế, thì Trung Quốc sẵn sàng nhượng bộ trong việc giảm thâm hụt thương mại so với Hoa Kỳ, đầu tư nhiều hơn vào Mỹ.
Nhưng nếu áp lực của Mỹ đến từ phía quân đội, Bắc Kinh cũng sẽ tăng chi tiêu quân sự.
Ông Joshep Cheng cho rằng, việc này có thể làm cho tình hình Biển Đông tồi tệ hơn so với hiện nay.
Mỹ tính rút thủy quân lục chiến từ Trung Đông về "chốt" tại Đông Á |
Ông Donald Trump sẵn sàng đề nghị tăng thêm ngân sách quốc phòng, sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực sẽ gia tăng, đồng thời Washington cũng sẽ gây áp lực lên các đồng minh của họ để làm như vậy. [3]
Dave Majumdar, biên tập viên quốc phòng của The National Interest ngày 9/2 cho biết:
Việc quân đội Trung Quốc đưa Su-35 xuống hoạt động ở Biển Đông là dấu hiệu tăng cường quan hệ chiến lược Bắc Kinh - Moscow để cân bằng lại sức mạnh của Hoa Kỳ.
Thiếu tướng quân đội Trung Quốc Từ Quang Dụ cũng nói với Thời báo Hoàn Cầu, động thái nói trên cho thấy sự hợp tác quân sự Trung - Nga là chắc chắn, cùng có lợi và đáng tên cậy.
Dave Majumdar cho rằng bình luận của ông Dụ là đúng, hợp tác quân sự Trung - Nga đang phát triển sâu hơn, một ngày nào đó có thể trở thành một liên minh toàn diện nếu Washington không ngả con át chủ bài của mình. [4]
Tài liệu tham khảo:
[1]http://tass.com/politics/989522
[2]https://sputniknews.com/russia/201802111061560428-russia-lavrov-iran-north-south-korea/
[3]https://sputniknews.com/analysis/201802111061561165-not-healthy-us-approach-china/