Ngày 24/2, Trường Đại học Đông Á phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển kinh tế quốc tế (IEDRC, trụ sở tại Hồng Kông) đã chức chuỗi hội thảo khoa học quốc tế gồm: “Kinh doanh điện tử và ứng dụng” lần thứ 1, năm 2018 (gọi tắt là ICEBA 2018),
Và “Kinh tế học quản trị và Quản trị Marketing” lần thứ 7, năm 2018 (gọi tắt là CEBMM 2018).
Các chuyên gia đã đưa ra những góc nhìn đa chiều về vấn đề nền tảng kinh doanh điện tử với công nghệ IoT (trí tuệ nhân tạo). Ảnh: TT |
Hai hội thảo lần này được chia thành 7 phiên làm việc song song, gồm 4 phiên báo cáo chung và 3 phiên báo cáo chuyên đề.
35 tham luận đã được trình bày bởi 81 chuyên gia quốc tế đến từ 10 quốc gia gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Anh, Hoa Kỳ, Đức, Canada và nhiều nhà nghiên cứu của các viện, trường đại học, các khoa chuyên ngành về Kinh tế ở Việt Nam.
Các chuyên gia đã đưa ra những góc nhìn đa chiều về vấn đề nền tảng kinh doanh điện tử với công nghệ IoT (trí tuệ nhân tạo), mạng lưới hàng hóa và dịch vụ mạng...
Qua đó, có những phân tích tổng quan và chi tiết về trí tuệ doanh nghiệp, thiết lập giá trị và chiến lược kinh doanh, thách thức và đặc biệt là giải pháp cho kinh doanh điện tử và quản trị marketing hiện đại với những yêu cầu riêng biệt trong thời đại công nghệ số và cách mạng công nghệ 4.0.
Khởi nghiệp trong thời đại 4.0 đâu chỉ riêng con đường đại học! |
Giáo sư Fujino Akihiko - Đại học Quốc tế Thái Bình Dương (Nhật Bản) chỉ ra rằng, các công ty có quy mô nhỏ và vừa ở nhiều nền công nghiệp, chí ít là ở Nhật Bản, họ phải chọn chiến lược "Tập trung khác biệt hoá" do phải đối mặt với sự canh tranh ở quy mô nhỏ và đối đầu với đối thủ ít có sự cạnh tranh về giá cả.
Việc thực hiện chiến lược "Tập trung khác biệt hoá" có quan hệ tích cực với quản lý tổ chức cho nhân viên, thúc đẩy tính khác biệt và tính liên tục.
Ở một số các tập đoàn, tích hợp theo chiều dọc trong dòng lưu thông chuỗi cung ứng là yếu tố then chốt của việc thi hành chiến lược liên tục.
“Đây cũng là mô hình phù hợp với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế tại Việt Nam hiện nay”, Giáo sư Fujino Akihiko nhận định.
Giáo sư Yanqing Duan - Đại học Bedfordshire (Vương quốc Anh) đã trình bày các nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh điện tử.
Không chỉ làm rõ sự phát triển hiện tại của các mô hình kinh doanh theo dữ liệu và sự đổi mới, Giáo sư Yanqing Duan còn bàn về các thách thức đặt ra khi kiến tạo giá trị kinh doanh từ Big Data và IoT (trí tuệ nhân tạo).
Giáo sư Yanqing Duan còn chia sẻ những kinh nghiệm nghiên cứu, các cơ hội nghiên cứu được mở ra cho việc phát triển nghiên cứu ứng dụng E-business từ cả khía cạnh lý thuyết lẫn thực tiễn.
Còn theo Giáo sư JungJoo Jahng (Đại học Quốc Gia Seoul, Hàn Quốc) nhấn mạnh đến việc “thay đổi mô hình kinh doanh trong thời đại công nghệ 4.0”.
Theo đó, hệ thống nguyên tắc kinh doanh truyền thống đang vận hành ở các ngành nghề kinh doanh sẽ không còn phát huy hiệu quả theo cách mà chúng ta mong muốn.
Và chúng không thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của họ khi mà kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 đã lan tỏa rộng khắp và dẫn dắt viễn cảnh kinh doanh mới như hiện nay.
Trước đó, các chuyên gia kinh tế hàng đầu Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã nêu ra những nhận định tích cực về xu hướng dòng vốn FDI trên thị trường, giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả.
Trong đó, Việt Nam đang trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư trên thế giới nhờ có yếu tố tích cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cũng như những cải thiện đổi mới và phát triển của môi trường kinh doanh, đặc biệt là thúc đẩy hội nhập và mậu dịch từ việc ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0.