Ngày 29/03, Tiến sĩ Hồ Xuân Mai, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã gửi đơn khiếu nại đến Ban Tuyên giáo Trung ương.
Tiến sĩ Mai gửi đơn khiếu nại để tố cáo việc Giáo sư Phạm Văn Đức, Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội đã bao che sai trái của Học viện.
Tiến sĩ Hồ Xuân Mai (ảnh trên) và Tiến sĩ Trần Phương Nguyên (ảnh dưới) cùng các tác phẩm liên quan đến vụ việc. (Ảnh: Đan Quỳnh) |
Nội dung đơn thể hiện, tháng 11/2017, tiến sĩ Mai gửi thư cho Giám đốc Học viện để thông báo Luận án tiến sĩ của bà Trần Phương Nguyên, cán bộ của Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, học viên của Học viện là sao chép nhiều đoạn không dẫn nguồn.
Ngày 15/01/2018, Phó giáo sư Bùi Nguyên Khánh đã có “Thông báo kết luận” và cho rằng, những lỗi như vậy là do “trích dẫn chưa chuyên nghiệp, không có dấu hiệu đạo văn”.
Tiến sĩ Mai không đồng ý vì trên thực tế, Luận án của bà Trần Phương Nguyên chép 187 đoạn từ 03 quyển sách. Tiến sĩ Mai đã đưa ra hàng loạt các câu hỏi, khi nào mới gọi là “đạo văn”?
Giữa “trích dẫn thiếu chuyên nghiệp” tức là không đặt trong ngoặc kép, không ghi nguồn với đoạn văn khác nhau chỗ nào?
Tiến sĩ Mai phân tích “Thông báo kết luận” đã thể hiện thái độ ngụy biện, hành động bao che của Ban lãnh đạo Học viện.
Tiến sĩ Hồ Xuân Mai đã viết đơn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương để đề nghị Ban giúp ông giải quyết chuyện này.
Tiến sĩ Hồ Xuân Mai nếu tố đồng nghiệp chép sách không đúng sẽ bị xử lý |
Trong đơn, tiến sĩ Mai không quên nhấn mạnh bản chất của Học viện là bịp bợm, là lừa đảo và đã được báo chí gọi là “Lò ấp Tiến sĩ”.
Hơn hết, văn bản “Thông báo kết luận” do Học viện gởi tiến sĩ Mai ký ngày 15/01/2018 nhưng con dấu Bưu điện gửi đi vào ngày 22/12/2017.
Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, tiến sĩ Trần Phương Nguyên có đề tài cấp Bộ với công trình nghiên cứu: “Một số vấn đề về Chính sách Ngôn ngữ đối với cộng đồng người Chăm trong sự phát triển bền vững vùng Nam Bộ”, mã số CT.11.22.05.
Năm 2012 đề tài “sao chép” đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc.
Năm 2016 được Nhà xuất bản Khoa học xã hội in thành sách và nội dung được trích từ 2 quyển “Ngôn ngữ học Xã hội - Những vấn đề cơ bản” (xuất bản năm 1999) và “Kế hoạch hóa Ngôn ngữ - Ngôn ngữ học Xã hội vĩ mô” (xuất bản năm 2003).
Không chỉ chép sách để làm đề tài và in thành sách cho riêng mình, Tiến sĩ Trần Phương Nguyên còn thực hiện việc sao chép luận án tiến sĩ từ sách của đồng nghiệp.
Bì thư trả lời Tiến sĩ Hồ Xuân Mai liên quan đến đơn tố cáo được đóng dấu ngày 26/12/2017 nhưng Thông báo Kết luận vụ việc được đề ngày 15/01/2018. (Ảnh: Đ.Q) |
Tiến sĩ Nguyên thực hiện luận án tiến sĩ có tên “Cảnh huống ngôn ngữ ở cộng đồng Chăm tại thành phố Hồ Chí Minh” được bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào năm 2014, số lưu tại thư viện của Học viện là LA.0434.
Luận án tiến sĩ là sự “nâng cấp” của đề tài nghiên cứu cấp Bộ và việc sao chép để in thành sách.
Có những đoạn, Tiến sĩ Trần Phương Nguyên chỉ bỏ một vài từ và sửa một vài chi tiết.
Để tránh bị phát giác, Tiến sĩ Trần Phương Nguyên biết dùng cách “đảo lộn, cắt xén và lắp ghép” những đoạn khác nhau nên nếu không tinh ý thì chắc chắn sẽ khó phát hiện.
Thêm vào đó, có khoảng hàng chục chỗ Tiến sĩ Trần Phương Nguyên dẫn sai tài liệu.