Bị xâm hại trên mạng internet
Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đã được đưa ra bàn luận trong buổi “Hội thảo về bảo vệ trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”, hội thảo diễn ra tại Ninh Bình do Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tổ chức.
Tham dự buổi hội thảo có sự có mặt của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em và đại diện Cục an toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), C50 (Bộ Công an) cùng nhiều đại biểu khác.
Tại buổi hội thảo ông Nam đã phổ biến những vấn đề trong Luật trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Trong đó có đề cập đến trách nhiệm, chính sách của nhà nước về việc bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các quyền về bí mật đời sống riêng tư, tiếp cận thông tin.
Theo ông Nam, việc can thiệp, công bố những điều liên quan đến trẻ em đều phải theo quy định của pháp luật, và phải phù hợp với môi trường, lứa tuổi trưởng thành.
Buổi hội thảo định hướng truyền thông về bảo vệ trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Ảnh: Minh Chí. |
Nhiều bậc phụ huynh đưa hình ảnh của con em mình lên mạng không có giới hạn mang rất nhiều điều bất lợi không lường trước.
Thực tế đã chứng minh rằng có nhiều những vụ bắt cóc, xâm hại tình dục, bắt nạt,…trên thế giới mạng internet. Nguyên nhân xuất phát từ việc chia sẻ, tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân của trẻ em.
Cục trưởng Nam lấy ví dụ: “Có nhiều bậc phụ huynh có thói quen hay check in cùng con em mình ở bất cứ nơi đâu, chính điều này đã làm cho kẻ xấu biết hết những thông tin mà phụ huynh chia sẻ, từ đó họ sẽ nắm bắt đượ giờ giấc, sinh hoạt của trẻ để có những mục đích xấu.
Vì vậy cần biết cách công bố, trao đổi thông tin với nhau cho phù hợp với độ tuổi, và nhu, mức độ trưởng thành và nhu cầu của trẻ".
Cục trưởng Cục trẻ em Đặng Hoài Nam khyên các bậc cha mẹ quan tâm đến con em mình nhiều hơn, chia sê thông tin cần phải được kiểm soát khi tham gia mạng internet để tránh việc con trẻ bị kẻ xấu xâm hại. Ảnh: Minh Chí. |
Ông Nam nhấn mạnh, môi trường mạng là kho thông tin khổng lồ, là thế giới tri thức không biên giới, đem lại nhiều mặt tích cực, song cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, tác động xấu đến con trẻ.
Xử lý nghiêm các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em |
Trong khi đó, do những hạn chế về kiến thức, kỹ năng, nên bậc phụ huynh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giám sát có hiệu quả các hoạt dộng của trẻ trên môi trường mạng.
Chính vì lẽ đó, sự “vô tư” của cha mẹ lại đang “tiếp tay” cho kẻ xấu tiếp cận, có cơ hội xâm hại trẻ.
“Chúng ta vẫn cho rằng thế giới mạng là ảo. Điều này không đúng vì những tổn thương với trẻ em, những sang chấn tâm lý đối với trẻ em là có thật.
Đã có nhiều vụ bắt cóc, xâm hại trẻ em xảy ra bắt nguồn từ việc phụ huynh đăng tải thông tin, hình ảnh của trẻ em trên mạng xã hội đã vô tình cung cấp thông tin để các đối tượng xấu có thể hãm hại trẻ”, ông Nam cho biết thêm.
Giải pháp để bảo vệ trẻ trên không gian mạng
Một thực trạng đáng báo động mà Anh nghiên cứu là cứ 4 trẻ lại có 1 trẻ đã từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội, cứ 3 trẻ là có 1 trẻ là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng.
Trên thế giới mỗi ngày có hơn 720.000 hình ảnh về xâm hại trẻ em được đưa lên mạng.
Để bảo vệ được trẻ em trên môi trường mạng internet, Cục trưởng Đặng Hoa Nam chia sẻ, bậc cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ trẻ khi sử dụng mạng internet.
Buổi hội thảo bảo vệ trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được bàn luận sôi nổi để có những giải pháp ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia mạng internet bị xâm hại. Ảnh: Minh Chí. |
Quan trọng hơn, cha mẹ cần lắng nghe những chia sẻ khi sử dụng mạng internet của con cái, từ đó đưa ra những hướng dẫn, giúp đỡ con trẻ.
Bên cạnh đó, ông Nam cũng đã bày tỏ lo ngại về việc ngày càng có nhiều trẻ em nghiện game, điện thoại thông minh, mạng xã hội. Việc này nếu thiếu kiểm soát từ gia đình thì sẽ gây ra những hệ quả xấu.
Cũng trong buổi hội thảo, ông Nguyễn Xuân Tùng, Cục an toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua các chỉ số khảo sát và đã đưa ra những lưu ý của hoạt động trẻ em trên môi trường mạng internet:
Giao tiếp (nhắn tin, gọi điện thoại có camera, email…); chia sẻ dữ liệu (hình ảnh, vị trí…); chơi trò chơi trực tuyến, tạo nội dung số (blog, livestream, youtobe…); sử dụng mạng xã hội (facebook, Twitter…); giao dịch trực tuyến (mua vật phẩm trò chơi, mua sắm qua trang thương mại điện tư…).
Buổi hội thảo nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu về việc bảo vệ trẻ em khi tham gia vào môi trường mạng internet. Ảnh: Minh Chí. |
Thông qua những hoạt động của trẻ em trên internet, ông Tùng đã đưa ra hai nhóm giải pháp chính là hợp tác về mặt nhà nước để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Giải pháp thứ hai là giành cho gia đình trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Với cơ quan quản lý nhà nước thì có ba nhóm giải pháp chính là: Đề ra những quy định đối với những nhà cung cấp dịch vụ internet; cung cấp các thông tin để bảo vệ trẻ em trên mạng; tuyên truyền, ứng dụng các kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro đối với trẻ em trên không gian mạng.
Ông Tùng cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh lời khuyên, cha mẹ có thể bảo vệ con bằng các biện pháp như để các thiết bị truy cập internet ở vị trí có thể quản lý được.
Kích hoạt chức năng an toàn cho trẻ em của hệ điều hành và trình duyệt web; thiết lập chức năng tìm kiếm an toàn đối với công cụ tìm kiếm để loại bỏ những kết quả không phù hợp với trẻ em; Cài đặt một số công cụ chọn lọc, ngăn chặn các nội dung độc hại với trẻ em,…
Ngoài những giải pháp được đưa ra, một số đại biểu cũng đã đưa ra những giải pháp thiết thực để bàn luận, giảm thiểu việc trẻ em bị xâm hại khi tham gia vào không gian mạng internet.
Theo thống kê, Việt Nam là một trong quốc gia có tỷ lệ sử dụng internet tang trưởng nhanh nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tính đến tháng 1/2017, cả nước có 50,5 triệu người dung internet (chiếm 53% dân số). Trong đó có 1/3 dân số là người chưa thành niên và thanh niên, trong độ tuổi từ 15 – 24. Phần lớn trẻ em tự học cách dung internet (68%), học từ bạn bè (17%), rất ít học từ cha mẹ (2%), nhà trường (11%). Hầu hết các trường học chỉ dạy học sinh kỹ năng công nghệ thông tin, không dạy về sử dụng mạng an toàn. |