Bố trí công việc phù hợp với khả năng
Anh Lê Hữu Thành – học viên đề án, hiện đang công tác tại Bệnh viện Đà Nẵng cho rằng, đề án 922 là một đề án đúng đắn, có tầm nhìn và sẽ có hiệu quả cao hơn nữa nếu “khai thác” hợp lý.
Các học viên đề án 922 kiến nghị thành phố cần bố trí công việc phù hợp và có chế độ đãi ngộ xứng tầm. Ảnh: TT |
“Các bạn học viên khi chọn con đường trở về thì họ đã xác định tinh thần cống hiến cho thành phố.
Dù rằng, khi đi học trong và ngoài nước thì có rất nhiều lời chào mời từ các tổ chức, doanh nghiệp và hoàn toàn có thể bồi hoàn kinh phí cho thành phố. Nhưng đã xác định về là để cống hiến”, anh Thành nói.
Theo anh Thành thì thành phố đã bỏ ra số tiền rất lớn giữa lúc kinh tế khó khăn, đó là cái ơn, cái tình của thành phố.
Nhưng khi các học viên trở về thì bố trí công tác không kịp thời, không phù hợp với chuyên môn, đãi ngộ chưa xứng đáng khiến nhiều bạn chán nản.
Bức tranh toàn cảnh về đào tạo, sử dụng, khởi kiện “nhân tài” ở Đà Nẵng |
Cũng theo anh Thành thì việc được cử đi học bằng nguồn ngân sách không phải là một học bổng mà đó là một hợp đồng lao động, có sự ràng buộc rõ ràng.
Theo đó, các học viên phải bảo đảm yêu cầu về “đầu ra”, tức là phải học loại khá trở lên mới được tiếp tục theo đề án.
“Khi hoàn thành việc học trở về thì thành phố phải tìm cách sử dụng nguồn nhân lực đó như thế nào cho hợp lý. Thành phố biết học viên có năng lực gì thì nên tạo điều kiện, đặt vào những vị trí thích hợp”.
Cụ thể, anh Thành cho rằng, học viên sau khi được đào tạo có khả năng ngoại ngữ rất cao, vậy tại sao thành phố lại giao cho họ những việc mà chỉ cần một lao động tốt nghiệp tại địa phương.
Hay những công việc mà học ở trong nước cũng làm được như thế là lãng phí khả năng của học viên.
“Lương bổng với chúng tôi không quan trọng bằng giao công việc gì. Quan trọng là để mình thấy được mình làm cái gì, cống hiến được gì”, anh Thành nói.
Đồng quan điểm này, nhiều học viên cũng kiến nghị thành phố cần bố trí công việc phù hợp với khả năng, chuyên môn đào tạo.
“Mình học chuyên về kỹ thuật thì không thể bố trí làm các công việc hành chính, soạn văn bản, báo cáo được”, một học viên kiến nghị.
Chế độ đãi ngộ
Nhiều “nhân tài” cho rằng, họ đã bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc và cả những cơ hội làm việc ở nước ngoài để trở về thì cũng nên có chính sách đãi ngộ hợp lý.
Chế độ đãi ngộ đó có thể căn cứ vào năng lực, khả năng của từng học viên.
Khởi kiện “nhân tài” là nhân văn và để thu hồi tiền thuế của nhân dân |
Chị Thu Linh – chuyên viên sở Nội vụ cho rằng, nguyên nhân khiến nhiều học viên rời đề án, ngoài vấn đề liên quan đến tâm tư nguyện vọng thì quan trọng nhất là cơ chế chính sách, tiền lương, hỗ trợ thêm cho học viên...
Bản thân chị nhận thấy, thành phố có nhiều chính sách hỗ trợ cho các học viên nhưng điều này lại trái với các quy định của pháp luật hiện hành.
“Cho nên, thành phố nên đưa ra các chính sách như mềm như: con cái của công chức, viên chức được hỗ trợ miễn giảm học phí...
Hoặc có những hỗ trợ mềm mà thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố có thể quyết định được”, chị Linh nói.
Nhiều học viên khác cũng bày tỏ tâm tư về chính sách tiền lương, đãi ngộ với lãnh đạo thành phố, mong được giải quyết.
Nếu thành phố không thể “xé rào” vì vướng các quy định về tiền lương hiện hành thì hỗ trợ bằng các chính sách khác như: cho mua/thuê nhà chung cư giá rẻ, hỗ trợ vay vốn ưu đãi…
Mặc dù theo chính sách đãi ngộ của Đà Nẵng thì đối với các học viên được đào tạo bác sĩ khi về nhận công tác sẽ được thuê chung cư của thành phố hoặc vay vốn ưu đãi.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học viên chưa tiếp cận được với những đãi ngộ này.
“Lương bổng ít ỏi, cuộc sống gia đình khá chật vật nên tôi làm đơn thuê chung cư. Nhưng suốt mấy năm nay cũng không được cấp duyệt”, một học viên bức xúc nói.
Cùng tình cảnh trên, chị Huỳnh Thị Liên – hiện đang công tác tại bệnh viện Đà Nẵng cho biết, theo yêu cầu của sở Xây dựng, muốn thuê chung cư phải là người đã lập gia đình, có hộ nghèo...
Những quy định này gây khó khăn, cản trợ chính sách đãi ngộ, thu hút "nhân tài" của thành phố.