LTS: Kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vừa qua, tại Đà Nẵng chỉ có hơn 10 % học sinh thi môn Lịch sử đạt từ điểm 5 trở lên, còn lại 90 % học sinh không đủ điểm trung bình.
Tương tự tại thành phố Hồ Chí Minh môn học này cũng chỉ có 19,1% học sinh đạt từ điểm 5 trở lên, còn lại 80,9% học sinh không đủ điểm trung bình.
Đứng trước con số đáng báo động này, tác giả Thanh Hương đã gửi bài viết chia sẻ quan điểm của mình tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến độc giả.
Kết quả kém thì mục tiêu giáo dục không hoàn thành
Bất kỳ một chuong trình giáo dục, đào tạo nào cũng phải đặt ra mục tiêu đạt được cho môn học đó là gì? Đó là sự nắm bắt kiến thức cơ bản.
Mục tiêu giáo dục môn Lịch sử ở bậc phổ thông đã không hoàn thành. Ảnh: giaoduc.net |
Ở Việt Nam lấy thang điểm 5 được xem là điểm Trung bình, có nghĩa là điểm mốc đánh giá đạt hay không đạt.
Thông thường, một chương trình đào tạo đặc biệt là chương trình giáo dục Phổ thông sẽ hướng đến mục tiêu giúp 80% người học đạt được các mục tiêu mà chương trình đề ra.
Có nghĩa, nếu chương trình đạo tạo đánh giá thang điểm 5 là mức “đạt” thì phải có tối thiểu 80% học sinh đạt được con điểm 5 thì mới được xem là chương trình đó đã hoàn thành mục tiêu đề ra.
Điểm thi môn Sử thấp, xem lại cách dạy và học Lịch sử trong nhà trường hiện nay |
Đề thi là công cụ để kiểm tra xem có bao nhiêu người học đạt được mục tiêu mà chương trình đề ra.
Thật khó tưởng tượng nếu chỉ có 10% người học đạt được mục tiêu đề ra mà vẫn được xem là việc thường tình.
Nếu cứ tiếp tục thản nhiên để mặc hiệu quả giảng dạy môn học này như vậy, thì không biết chất lượng giáo dục môn lịch sử sẽ đi về đâu. Và một khi hiệu quả không có thì dạy để làm gì?
Vẫn biết các em học sinh thường có xu hướng học lệch, tức đầu tư cho các môn học trong nhóm tổ hợp xét tuyển.
Tuy nhiên nếu gần 90% người học không lựa chọn lịch sử, hoặc có lựa chọn nhưng điểm số ở mức “không đạt” thì cần phải xem lại.
Cần phải thay đổi cách dạy, kiến thức dạy và kỹ năng đánh giá
Các nhà quản lý giáo dục đặc biệt là các chuyên gia lịch sử cần phải nhìn nhận lại cách dạy và cách đánh giá môn học này.
Bởi phải có lý do gì khiến cho gần 90% các em học sinh không đạt điểm trung bình môn học này.
Tại sao phần lớn các em thấy không thích thú với môn học này? Và liệu rằng cách truyền đạt kiến thức đến các em đã là hiệu quả chưa?
Chỉ hơn 10% thí sinh Đà Nẵng thi môn Lịch sử được trên 5 điểm |
Và cao hơn hết phương thức đánh giá kết quả học tập môn học này có hợp lý hay không?
Tôi đã từng nghe các em học sinh phàn nàn rằng môn lịch sử quá khô khan, quá nhiều số liệu và cách dạy chẳng mấy hứng thú.
Tôi từng nghe một người thầy dạy lịch sử khuyên rất đúng rằng: “Dạy lịch sử không phải để học trò nhớ sự kiện đó xảy ra ngày nào, tháng nào năm nào vì cái đó đã có google lưu trữ.
Mà hãy dạy cho các em biết ý nghĩa của sự kiện đó như thế nào, nó tác động ra sao với cả quá khứ và tương lai.
Hãy dạy các em về bài học lịch sử và ứng dụng những kiến thức lịch sử đó cho thời đại của các em”.