LTS: Tiếp tục chia sẻ với bạn đọc những điều tâm đắc mình từng đọc được, tuần này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng truyền cảm hứng đến các bạn trẻ qua bài viết thứ (26) - Thay đổi câu hỏi, thay đổi cuộc đời.
“Change Your Questions, Change Your Life” là cuốn sách của tác giả Marilee Adams. Bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Lao động phát hành với bản dịch của Quế Hương.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả.
Bà Marilee Adams có bằng tiến sĩ về Tâm lý học lâm sàng tại Đại học Fielding Graduate.
Bà là tác giả, nhà tư vấn và điều phối viên tổ chức, huấn luyện viên điều hành và diễn giả chuyên nghiệp.
Bà là người sáng lập và là chủ tịch của Viện điều tra (Inquiry Institute), một tổ chức tư vấn, huấn luyện và giáo dục.
Cuốn sách “Change Your Questions, Change Your Life” này đã được in tới 200.000 bản với 18 thứ tiếng khác nhau. Bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Lao động phát hành với bản dịch của Quế Hương.
Bà Marilee Adams cùng cuốn sách Change Your Questions, Change Your Life (Ảnh: tác giả cung cấp). |
- Phương pháp tư duy bằng cách đặt câu hỏi rất đơn giản và thực tế.
- Các câu hỏi sẽ khai mở trí óc, quan điểm và trái tim của chúng ta.
- Xã hội của chúng ta không còn là xã hội đầy định kiến và những câu trả lời dễ dãi mà trở thành xã hội luôn khao khát tìm hiểu với những câu hỏi sâu sắc. Đây là con đường để hợp tác thành công và cởi mở, để khám phá, thám hiểm và đổi mới, mở ra một tương lai đáng mơ ước đối với tất cả chúng ta.
- Cách tốt nhất để giải quyết một vấn đề là đầu tiên phải tìm ra những câu hỏi tốt hơn.
- “Hãy hỏi mọi thứ” đó là câu nói của Albert Einstein.
- Thừa nhận đang gặp rắc rối không phải là một việc dễ dàng.
- Tư duy bằng cách đặt câu hỏi là một hệ thống các công cụ sử dụng các câu hỏi đúng đắn (bao gồm cả tự hỏi bản thân hoặc hỏi người khác) để thay đổi suy nghĩ, hành động và kết quả.
- Tư duy bằng cách đặt câu hỏi có thể hướng bạn suy nghĩ một cách có chủ đích để có các hành động đúng đắn và hiệu quả.
- Khi gặp trở ngại theo lẽ tự nhiên chúng ta thường tìm kiếm câu trả lời hoặc giải pháp. Thế nhưng thay vì tháo gỡ trở ngại, chúng ta thường vô tình gây thêm bế tắc. Để giải quyết các vấn đề, trước hết chúng ta cần phải thay đổi các câu hỏi, nếu không chúng ta nhận được chỉ là những câu trả lời cũ.
- Những câu hỏi mới có thể thay đổi hoàn toàn quan điểm của chúng ta, mở ra những cách nhìn nhận vấn đề hoàn toàn mới. Các câu hỏi thậm chí thay đổi cả tiến trình lịch sử.
- Thuở xa xưa một vấn đề thường ám ảnh những cộng đồng dân du cư là: Làm thế nào để tìm được nguồn nước? Nếu câu hỏi đó chuyển thành: Làm thế nào để mang nước đến chỗ chúng ta? Câu hỏi mới này đã khởi đầu sự chuyển đổi mô hình sống quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (11): Thay đổi cuộc sống |
Nó dẫn đến sự ra đời của ngành nông nghiệp, bao gồm cả việc phát minh ra hệ thống tưới tiêu. Dự trữ nước, đào giếng, trồng trọt và dần dần hình thành các thành phố.
- Ta hãy xét ba công ty, mỗi công ty lại theo một câu hỏi định hướng khác nhau như sau:
Cách tốt nhất để làm hài lòng cổ đông là gì? Cách tốt nhất để làm hài lòng khách hàng là gì? Cách tốt nhất để làm hài lòng nhân viên là gì? Mỗi câu hỏi sẽ tác động khác nhau tới thứ tự ưu tiên, cách ứng xử hàng ngày và các chiến lược để đạt mục tiêu.
- Ranh giới giữa việc có câu trả lời đúng với việc tự cho là mình biết tất cả thực ra rất mong manh. Thậm chí anh có thể ngạo mạn và thiếu quan tâm nữa. Một khi đã bị liệt vào kiểu người đó thì anh gặp rắc rối rồi. Khi những người khác bắt đầu nhìn anh theo hướng ấy, liệu mọi người có thích anh không?
- Bất cứ khi nào anh đứng ở cương vị lãnh đạo để giao tiếp với người khác anh sẽ muốn họ tự khởi xướng, đặt câu hỏi và tự tìm ra câu trả lời mà có lẽ bản thân anh chưa chắc đã tìm ra. Thành quả của anh được tạo nên từ nỗ lực của toàn bộ các cộng sự trong nhóm, chứ không chỉ từ công việc của một mình anh.
- Có một vài câu hỏi bạn nên tự hỏi mình: Mình có lắng nghe những câu hỏi và đề xuất của mọi người không? Mọi người có cảm thấy họ được tôn trọng hay không? Mình có khuyến khích người khác đề xuất sáng kiến, đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến riêng của họ không?
- Thay đổi chủ động và thực sự hiệu quả khi củng cố được khả năng quan sát bản thân. Càng hiểu rõ những gì mình đang có - tức là vị trí hiện tại thì bạn càng áp dụng tốt hơn những kỹ năng và chiến lược phù hợp để tạo ra những thay đổi mà bạn muốn.
- Không có gì thiết thực hơn tư duy bằng cách đặt câu hỏi.
- Trong mọi lúc của cuộc sống chúng ta đều phải đối mặt với việc chọn lựa giữa con đường Tìm hiểu và con đường Chỉ trích.
Tuỳ thuộc vào việc chúng ta lựa chọn con đường nào chúng ta sẽ có những dạng câu hỏi thường hỏi trên con đường đó, kéo theo những gì xảy ra sau đó.
- Nếu tư duy theo cách của một người chỉ trích chúng ta rốt cuộc sẽ xa lầy trong bùn. Còn với cách tư duy của người tìm hiểu, chúng ta có thể khám phá ra những khả năng mới.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (12) - Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi |
- Bất kỳ điều gì cũng có thể xảy đến với chúng ta vào bất kỳ lúc nào. Chúng ta không thể lựa chọn chúng. Nhưng chúng ta có thể lựa chọn làm gì với những điều đã xảy ra.
- Thay đổi câu hỏi tức là thay đổi cách nghĩ. Nếu thay đổi được cách nghĩ thì có thể thay đổi được hầu hết những thứ khác.
- Không ai có thể giúp người khác nếu chính mình đang ở vị trí của một người chỉ trích.
- Khi hai người đều ở vị trí người chỉ trích, người nào tỉnh ngộ trước sẽ có một lợi thế. Người đó có thể chuyển sang con đường Tìm hiểu và xoay chuyển tình thế cho cả hai người.
- Bằng những câu hỏi tự vấn, cho dù có chú ý hay không, chúng ta tự đưa vào vị trí người tìm hiểu hay chỉ trích. Và gần như mọi việc chúng ta làm sẽ có hiệu quả hơn khi chúng ta ở vị trí người tìm hiểu.
- Với kiểu tư duy chỉ trích, tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ.
- Tính ưa chỉ trích là công kích bản thân và người khác. Cái này hoàn toàn khác với việc tập đánh giá chính xác.
- Tất cả chúng ta đều có những lúc trở thành người hay chỉ trích.
- Phải nhớ rằng hay chỉ trích chỉ là một phần trong bản tính của con người, nhất là khi có chuyện gì đó không suôn sẻ. Không thể từ bỏ hoàn toàn thói quen xấu này, nhưng chúng ta có thể học cách kiểm soát nó.
- Chấp nhận tính hay Chỉ trích nhưng từng giây từng phút không ngừng tự rèn luyện để tư duy theo hướng Tìm hiểu.
- Thay đổi chỉ bắt đầu với người muốn thay đổi.
- Hoặc bạn kiểm soát tính ưa chỉ trích hoặc tính ưa chỉ trích điều khiển bạn.
- Một khi có thể quan sát được suy nghĩ của chính mình và nhận thức được sự khác biệt giữa tư duy chỉ trích và tư duy tìm hiểu, bạn sẽ có quyền lựa chọn.
- Thay đổi câu hỏi kết quả sẽ thay đổi. Đấy là bí quyết tự kiểm soát bản thân cốt lõi mỗi khi sa vào tư duy chỉ trích.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (10): Để có một cuộc sống tuyệt vời |
- Chúng ta luôn có quyền tự trọng, tuy nhiên cần phải luyện tập, đôi khi cần có thêm lòng dũng cảm mới có thể lựa chọn thật tốt.
- Thật khó cảm thấy tin tưởng và trung thành với một người ưa chỉ trích. Người ưa chỉ trích có thể gây ra sự oán giận và xung đột, kể cả đối với những người thân trong gia đình cũng như với đồng nghiệp.
- Nếu chúng ta tập trung chỉ trích mình, chẳng hạn hỏi Vì sao mình thất bại như vậy? chúng ta sẽ làm tổn thương sự tự tin của bản thân và thậm chí cảm thấy chán nản.
Mặt khác, nếu tập trung chỉ trích người khác, ví dụ đặt câu hỏi Vì sao mọi người quanh mình ngu ngốc và chán ngán thế nhỉ? Chúng ta sẽ có xu hướng giận dữ, phẫn nộ và thù địch.
- Khi sa vào chỉ trích chúng ta không thể tìm thấy giải pháp thực sự và cũng không còn cảm giác bình an.
- Tập trung vào lỗi lầm khiến chúng ta không nhìn ra được các phương án thay đổi và giải pháp thực sự.
- Lỗi lầm khiến chúng ta mãi giậm chân tại chỗ. Trách nhiệm lát con đường để ta đi tới một tương lai tốt đẹp hơn.
- Coi trọng sự không biết chính là cơ sở cho việc tìm hiểu, cũng như mọi sự sáng tạo và đổi mới.
- Thomas Edison rất nổi tiếng khi nói rằng phải trải qua hàng ngàn lần thất bại mới phát minh thành công bóng đèn điện. Mỗi lần thất bại đóng góp thêm kinh nghiệm cho thành công cuối cùng.
- Chuyển hướng suy nghĩ chính là nơi hành động bắt đầu.
- Quy trình ABCC bắt đầu bằng việc Nhận thức (Aware) - mình có đáng chỉ trích không? rồi đến Hít thở (Breathe) - mình có cần ngừng lại và nhìn nhận tình hình một cách khách quan hơn không? rồi Tò mò (Curlosity) - điều gì đang xảy ra? và đến Lựa chọn (Choose) - lựa chọn của tôi là gì?
- Trong những lúc vội vàng, bao nhiêu lần bạn đã thiếu kiên nhẫn hoặc thiếu lịch sự đối với người khác để rồi nhận thấy họ không còn muốn nói chuyện với bạn sau đó?
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (16) – Phải biết lắng nghe |
- Kho báu của bạn nằm ở chính nơi bạn bị vấp.
- Đã chú ý đến Chỉ trích thì không thể chú ý đến Tìm hiểu.
- Chấp nhận tính ưa Chỉ trích và tập tư duy theo hướng Tìm hiểu, điều đó quan trọng cho cả tập thể cũng như cho mỗi cá nhân.
- Cần có nhiều nỗ lực và chủ định để đảo ngược suy nghĩ, trở nên tìm hiểu nhiều hơn. Hãy coi đó là một sự huấn luyện có chủ định để trí óc làm được những điều mà nó không tự biết cách làm.
- Tò mò là con đường nhanh nhất để trở thành người có tư duy tìm hiểu.
- Một câu hỏi chưa được hỏi là một cánh cửa chưa được mở.
- Nếu chúng ta muốn đạt được kết quả mà chúng ta tìm kiếm, các câu hỏi cần sử dụng các đại từ Tôi hoặc Chúng ta:
Tôi muốn thấy điều gì sẽ diễn ra mà hiện tại chưa diễn ra? Làm thế nào để tất cả chúng ta lắng nghe hiệu quả hơn? Tôi có thể làm gì để trở nên sáng tạo hơn?
Làm thế nào để tôi có thể tiếp sức cho hoạt động của tập thể? Làm thế nào để tôi không sa vào chỉ trích? Làm thế nào để tôi xác định rõ trách nhiệm của mỗi thành viên? Làm thế nào để chúng ta đảm bảo tất cả đều hoàn thành những gì chúng ta đã hứa?
Mình đang chỉ trích à? Mình làm thế nào để tới được vị trí đó? Điều này có tốt không? Làm thế nào để khách quan và trung thực hơn? Người khác nghĩ gì, muốn gì và cảm thấy như thế nào?