Da đen nhẻm, gương mặt khắc khổ, cùng với vóc dáng “nông dân”, Lê Văn Thắng là cầu thủ có số phận khắc nghiệt nhất. Lên năm tuổi, Thắng mất bố vì một vụ tai nạn. 10 năm sau, Thắng mất mẹ cũng bởi một tai nạn thảm khốc. Tròn 15 tuổi, Lê Văn Thắng trở thành trụ cột gia đình, vốn chỉ còn anh và cô em gái.
15 tuổi ở cái miền quê nghèo Nông Cống (Thanh Hóa), Lê Văn Thắng rồi sẽ trở thành một lão nông tri điền nhưng bóng đá đã đem đến cho anh một cuộc sống khác. 15 tuổi, chẳng có chỗ dựa, Thắng một mình khăn gói quả mướp xuống thành phố xin vào đội năng khiếu bóng đá tỉnh Thanh. Bóng đá tỉnh Thanh còn nghèo, với các đội bóng trẻ, cầu thủ chỉ là những người học việc. Thù lao không có, Thắng gần như bế tắc bởi ở quê nghèo, người em gái nhỏ trông cả vào anh. Có chút năng khiếu, Thắng lao vào tập. Tằn tiện từng đồng trợ cấp, dè xẻn từng bữa ăn, thương cậu trò nghèo các thầy thi thoải vẫn dúi cho anh ít tiền lẻ, nhờ đó, Thắng có tiền nuôi em.
Nhọc nhằn suốt hai năm, năm 2007, khi Thanh Hóa có mặt ở V-League, Thắng được HLV Trần Văn Phúc đưa lên đội một. “Đó là cột mốc khó quên bởi từ đó, ước mơ đá bóng đá thành hiện thực. Nó cho tôi một cái nghề đủ để vào đời và nuôi em”, Thắng nhớ lại. Cũng trong năm đó, khi 17 tuổi, Thắng có mặt ở đội U17 Việt Nam.
Năm năm từ sau cột mốc đáng nhớ ấy, con đường bóng đá của Thắng không ngừng thăng tiến. Từ chỗ chỉ là dự bị, Thắng thành trụ cột của Thanh Hóa. Từ một chàng trai quê, Thắng giờ đã là tuyển thủ quốc gia.
Ở đội tuổi U23, Lê Văn Thắng được xem là một trong những cầu thủ tài năng nhất mà bóng đá Việt Nam có được. Được đào tạo là tiền vệ nhưng ngoài khu vực này, Thắng có thể chơi tốt khi được trao cho vai tiền đạo. Thậm chí khi cần, Thắng “điếc” có thể chơi tốt chẳng kém hậu vệ nào.
HLV Trần Văn Phúc - người đầu tiên mạnh dạn dùng Thắng ở V-League khi anh mới 17 tuổi đánh giá rất cao cậu trò. “Thắng có tố chất của một cầu thủ giỏi. Kỹ thuật, tư duy chiến thuật, khả năng dứt điểm hay kiến thiết đều ổn. Nhưng cái đáng quý nhất ở cậu ấy là ý chí. Thắng có số phận nghiệt ngã. Có lẽ điều đó đã khiến cậu ấy luôn biết cách vượt lên những thời điểm khó khăn nhất. Những cầu thủ như Lê Văn Thắng thuộc dạng hiếm. Cậu ấy sẽ còn tiến xa”, ông Phúc nói về cậu trò cũ.
21 tuổi, Thắng vừa có một mùa bóng đáng nhớ. Ở V-League, Thanh Hóa của anh hoàn thành sớm mục tiêu trụ hạng. Bản thân Thắng được đánh giá là một trong những cầu thủ tốt nhất của Thanh Hóa, của V-League 2011. Đã là cầu thủ chuyên nghiệp, lương thưởng của Thắng có lúc tới vài chục triệu đồng một tháng. Giới cầu thủ vốn được biết đến như những người sành điệu. Ưa dùng đồ hiệu hay góp mặt ở những nơi xa xỉ nhưng Thắng “điếc” như ước mơ từ ngày xách giày đi học, vẫn ki cóp từng đồng để lo cho tương lai.
21 tuổi đã là một tuyển thủ cứng, Thắng được không ít CĐV nữ hâm mộ. Nhưng cậu thanh niên ra đi từ Nông Cống - Thanh Hóa dường như chưa có ý vun vén cho bản thân.
“Tôi luôn phấn đấu để có được tương lai vững chắc. Chuyện tình cảm, chưa nên nghĩ đến lúc này. Tôi còn phải nuôi em gái”. Thắng tâm sự.
Từng được HLV Calisto rồi Phan Thanh Hùng tin tưởng nhưng dưới thời Falko Goetz, Thắng “điếc” phải bắt đầu ở đội U23 từ băng ghế dự bị. VFF Eximbank Cup, Thắng chỉ là dự bị cho vị trí tiền vệ cánh. Nhưng chỉ sau vài trận đấu, bằng những pha xuyên phá đầy sức mạnh và nhưng đường chuyền đẹp, Thắng chiếm trọn cảm tình của vị HLV người Đức. Từ băng ghế dự bị, Thắng giờ đã có mặt trong danh sách chọn lựa hàng đầu của ông Falko Goetz.
“Ước mơ kiếm sống bằng bóng đá đã thành. Không còn quá lo lắng về chuyện cơm áo gạo tiền nữa, giờ là lúc tôi nghĩ tới ước mơ cuộc đời. Ngay trước mắt, tôi muốn cùng đồng đội chinh phục SEA Games 26. Chúng tôi đang lao động cật cực cho mục tiêu này. Tôi tin U23 Việt Nam có thể làm được một điều gì đó trên đất Indonesia”. Thắng “điếc” chia sẻ trước khi cùng đồng đội vào TP HCM chuẩn bị cho chặng nước rút cho SEA Games 26.
Lê Văn Thắng. Ảnh: An Nhơn |
15 tuổi ở cái miền quê nghèo Nông Cống (Thanh Hóa), Lê Văn Thắng rồi sẽ trở thành một lão nông tri điền nhưng bóng đá đã đem đến cho anh một cuộc sống khác. 15 tuổi, chẳng có chỗ dựa, Thắng một mình khăn gói quả mướp xuống thành phố xin vào đội năng khiếu bóng đá tỉnh Thanh. Bóng đá tỉnh Thanh còn nghèo, với các đội bóng trẻ, cầu thủ chỉ là những người học việc. Thù lao không có, Thắng gần như bế tắc bởi ở quê nghèo, người em gái nhỏ trông cả vào anh. Có chút năng khiếu, Thắng lao vào tập. Tằn tiện từng đồng trợ cấp, dè xẻn từng bữa ăn, thương cậu trò nghèo các thầy thi thoải vẫn dúi cho anh ít tiền lẻ, nhờ đó, Thắng có tiền nuôi em.
Nhọc nhằn suốt hai năm, năm 2007, khi Thanh Hóa có mặt ở V-League, Thắng được HLV Trần Văn Phúc đưa lên đội một. “Đó là cột mốc khó quên bởi từ đó, ước mơ đá bóng đá thành hiện thực. Nó cho tôi một cái nghề đủ để vào đời và nuôi em”, Thắng nhớ lại. Cũng trong năm đó, khi 17 tuổi, Thắng có mặt ở đội U17 Việt Nam.
Năm năm từ sau cột mốc đáng nhớ ấy, con đường bóng đá của Thắng không ngừng thăng tiến. Từ chỗ chỉ là dự bị, Thắng thành trụ cột của Thanh Hóa. Từ một chàng trai quê, Thắng giờ đã là tuyển thủ quốc gia.
Ở đội tuổi U23, Lê Văn Thắng được xem là một trong những cầu thủ tài năng nhất mà bóng đá Việt Nam có được. Được đào tạo là tiền vệ nhưng ngoài khu vực này, Thắng có thể chơi tốt khi được trao cho vai tiền đạo. Thậm chí khi cần, Thắng “điếc” có thể chơi tốt chẳng kém hậu vệ nào.
HLV Trần Văn Phúc - người đầu tiên mạnh dạn dùng Thắng ở V-League khi anh mới 17 tuổi đánh giá rất cao cậu trò. “Thắng có tố chất của một cầu thủ giỏi. Kỹ thuật, tư duy chiến thuật, khả năng dứt điểm hay kiến thiết đều ổn. Nhưng cái đáng quý nhất ở cậu ấy là ý chí. Thắng có số phận nghiệt ngã. Có lẽ điều đó đã khiến cậu ấy luôn biết cách vượt lên những thời điểm khó khăn nhất. Những cầu thủ như Lê Văn Thắng thuộc dạng hiếm. Cậu ấy sẽ còn tiến xa”, ông Phúc nói về cậu trò cũ.
Lê Văn Thắng trong trận gặp U23 Malaysia. Ảnh: Quang Minh |
21 tuổi, Thắng vừa có một mùa bóng đáng nhớ. Ở V-League, Thanh Hóa của anh hoàn thành sớm mục tiêu trụ hạng. Bản thân Thắng được đánh giá là một trong những cầu thủ tốt nhất của Thanh Hóa, của V-League 2011. Đã là cầu thủ chuyên nghiệp, lương thưởng của Thắng có lúc tới vài chục triệu đồng một tháng. Giới cầu thủ vốn được biết đến như những người sành điệu. Ưa dùng đồ hiệu hay góp mặt ở những nơi xa xỉ nhưng Thắng “điếc” như ước mơ từ ngày xách giày đi học, vẫn ki cóp từng đồng để lo cho tương lai.
21 tuổi đã là một tuyển thủ cứng, Thắng được không ít CĐV nữ hâm mộ. Nhưng cậu thanh niên ra đi từ Nông Cống - Thanh Hóa dường như chưa có ý vun vén cho bản thân.
“Tôi luôn phấn đấu để có được tương lai vững chắc. Chuyện tình cảm, chưa nên nghĩ đến lúc này. Tôi còn phải nuôi em gái”. Thắng tâm sự.
Từng được HLV Calisto rồi Phan Thanh Hùng tin tưởng nhưng dưới thời Falko Goetz, Thắng “điếc” phải bắt đầu ở đội U23 từ băng ghế dự bị. VFF Eximbank Cup, Thắng chỉ là dự bị cho vị trí tiền vệ cánh. Nhưng chỉ sau vài trận đấu, bằng những pha xuyên phá đầy sức mạnh và nhưng đường chuyền đẹp, Thắng chiếm trọn cảm tình của vị HLV người Đức. Từ băng ghế dự bị, Thắng giờ đã có mặt trong danh sách chọn lựa hàng đầu của ông Falko Goetz.
“Ước mơ kiếm sống bằng bóng đá đã thành. Không còn quá lo lắng về chuyện cơm áo gạo tiền nữa, giờ là lúc tôi nghĩ tới ước mơ cuộc đời. Ngay trước mắt, tôi muốn cùng đồng đội chinh phục SEA Games 26. Chúng tôi đang lao động cật cực cho mục tiêu này. Tôi tin U23 Việt Nam có thể làm được một điều gì đó trên đất Indonesia”. Thắng “điếc” chia sẻ trước khi cùng đồng đội vào TP HCM chuẩn bị cho chặng nước rút cho SEA Games 26.
Khoa Nguyễn (Theo VnExpress)