Đó là phát biểu của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới trước 1.000 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại Đà Nẵng ngày 8/9.
Tại buổi trò chuyện này, Giáo sư Thuyết đã chia sẻ những thông tin mới nhất về quy trình soạn thảo cũng như điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ còn thay đổi, cập nhật để phù hợp với sự phát triển. Ảnh: TT |
Trong đó, vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay là việc sách giáo khoa thường xuyên bị thay đổi gây tâm lý xấu cho phụ huynh, học sinh.
Về chương trình giáo dục phổ thông mới, Giáo sư Thuyết nói: “Đến lúc chúng ta ban hành chương trình và thực thi rồi thì chúng ta phải trở lại chu kỳ là phải đánh giá và đề xuất chương trình mới đánh giá tác động và lên chu kỳ thường xuyên.
Nói như thế này thì thầy cô lại bảo là chương trình phải thay đổi liên tục à. Cuộc sống thay đổi, khoa học kỹ thuật phát triển thì chương trình cũng phải thay đổi, cập nhật.
Sách giáo khoa phổ thông, chúng ta đang lãng phí quá nhiều |
Chỉ có điều là những vấn đề căn cốt của chương trình là cố gắng đảm bảo lâu dài. Nhưng còn chi tiết của chương trình thì phải phù hợp với sự phát triển khoa học và xã hội.
Vậy thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giao nhiệm vụ cho Viện khoa học giáo dục Việt Nam. Sau khi chương trình này ra đời thì tiếp tục khảo sát, tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục xin ý kiến giáo viên, ý kiến các sở để bổ sung, điều chỉnh”.
Giải thích về sự thay đổi này, Giáo sư Thuyết lấy dẫn chứng, từ năm 1956 đến năm 2014, Hàn Quốc đã 9 lần cải cách và đổi mới chương trình phổ thông. Còn ta thì tính từ năm 1956 – 2014 mới ba lần đổi mới chương trình phổ thông.
Và các nước trong khu vực thì chu kỳ đổi mới chương trình nó co lại, không phải 10-15 năm mới thay đổi như trước đây nữa mà nó gần hơn.
Nếu thầy cô xem trên mạng, chương trình của Mỹ, Úc đăng trên mạng thì vài năm lại có thay đổi. Nó không thay đổi căn bản mà thay đổi những tiểu tiết.
Cũng theo Giáo sư Thuyết thì xã hội bây giờ người ta dị ứng với thay đổi và người ta định kiến với giáo dục nên họ nói: “sao lại đổi mới liên tục, sách giáo khoa năm nào cũng viết lại, thay đổi xoành xoạch?”.
Lý giải cho vấn đề mà mình đặt ra, Giáo sư Thuyết nói: “Tôi phải tìm ra biện pháp để người bạn tôi thay đổi nhận thức nên tôi hỏi lại: vậy vì sao những năm gần đây không có sách giáo khoa in lậu không? Lý do là vì sách giáo khoa rẻ quá, áp dụng theo giá sàn của Bộ Tài Chính.
Từ 7.000 – 10.000 đồng một quyển sách giáo khoa thì ai in lậu được? Đối với các nhà xuất bản thì bản in lần đầu lãi rất ít, chủ yếu lãi ở phần tái bản".
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về 2 môn "lẩu tích hợp"? |
Thực tiễn là sách giáo khoa cũng cần phải thay đổi những chi tiết. Ví dụ như vấn đề nhập Hà Tây vào Hà Nội thì thành Hà Nội mới.
“Lâu nay chúng ta học rằng ông Tô Hiến Thành quê ở Đan Phượng (HàTây cũ), giờ còn gì Hà Tây nữa. Sau năm 2008 thì sách giáo khoa đổi thành quê ở Đan Phượng (Hà Nội).
Rồi năm 1991, Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, có viết lại sách giáo khoa không? Sách Sử, sách Địa đều phải viết lại. Ít nhất là thông tin và những nhận định đúng về các nước này, bởi trước đây mình chỉ tô có “màu hồng”.
“Quy trình của mình khi chỉ đạo in sách là quay trở lại đánh giá và điều chỉnh.
Nhưng không phải điều chỉnh liên tục, điều chỉnh những cái lớn mà chỉ điều chỉnh những cái chi tiết, phù hợp với sự phát triển khoa học, với sự đòi hỏi của thực tiễn”, ông Thuyết nói.