Thời gian gần đây, những thuật ngữ như STEM, công nghệ giáo dục, hay giáo dục lập trình hẳn không còn xa lạ đối với chúng ta, nhất là đối với những người làm giáo dục.
Tuy nhiên, khái niệm “giáo dục tích hợp” trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, hay việc một chương trình học lập trình đạt “chuẩn 4.0” là như thế nào không phải ai cũng hiểu sâu và hiểu rõ.
Chính vì vậy, chúng tôi đã có buổi gặp gỡ trao đổi với Thạc sĩ Lê Thị Thu Huyền, chuyên gia Giáo dục Mầm non và Tiến sĩ Phan Duy Hùng, chuyên gia IT đại học FPT, chuyên gia cao cấp của dự án phát triển chương trình học lập trình E-Robot Coding, một chương trình học lập trình robot cho trẻ Mầm non và Tiểu học đang được giới chuyên môn đánh giá cao hiện nay.
Cảm ơn các ông, bà đã gặp gỡ và trao đổi với chúng tôi về một chủ đề rất được quan tâm hiện nay.
Câu hỏi đầu tiên dành cho bà Lê Thị Thu Huyền. Theo bà, trong thời đại 4.0 hiện nay, việc giáo dục tích hợp cho trẻ Mầm non được triển khai như thế nào?
Thực ra Giáo dục Mầm non bản thân nó đã là giáo dục tích hợp rồi.
Những điều trẻ học hỏi hằng ngày cũng chính là về cuộc sống xung quanh của chúng ta, nhằm giải quyết sự tò mò của trẻ về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Và khi một chương trình học thỏa mãn được sự tò mò đó tức là chúng ta đã mang lại cho trẻ không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng, thái độ để các con ứng xử với thế giới xung quanh.
Thêm vào đó, ngày nay khi Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động rất lớn đến giáo dục, lượng kiến thức mà con người gồm cả trẻ em tiếp nhận được lớn hơn rất nhiều nhờ vào việc thường xuyên được tiếp cận với các thiết bị công nghệ như ti vi, máy tính, smartphone, …
Nếu chúng ta biết khai thác, vận dụng thì các phương tiện này có thể giúp mang lại lượng kiến thức sâu rộng hơn, sinh động hơn, tạo ra nhiều cơ hội học tập cho trẻ.
Tôi cho rằng công nghệ 4.0 cực kỳ có lợi cho công tác giáo dục thế hệ trẻ hiện nay.
Vậy bà nghĩ chương trình lập trình E-Robot Coding có phù hợp với trẻ nhỏ không?
Tôi phải khẳng định ngay là nó rất phù hợp. Bởi vì chúng ta cũng nên hiểu lập trình không có gì là quá khó khăn, phức tạp cả.
Khi nói đến lập trình, ai cũng nghĩ đó là việc mà chỉ người lớn, những người có chuyên môn mới làm được, thực ra, mỗi chúng ta ai cùng đều đang lập trình trong cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ như: Hằng ngày con đường mình đi từ nhà đến trường/cơ quan, chúng ta đã lập trình, làm sao để đến nơi trong thời gian ngắn nhất.
Một người có tư duy lập trình bao giờ cũng giải quyết công việc rất nhanh và hiệu quả.
Khi chúng ta dạy trẻ biết cách giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống cũng chính là đang dạy trẻ lập trình.
Đối với E-Robot Coding, các chuyên gia chú trọng thiết kế chương trình, ứng dụng như các trò chơi nhưng lồng ghép rất nhiều kiến thức, kỹ năng.
E-Robot Coding đang được triển khai tại nhiều trường học, trung tâm uy tín trên cả nước |
Robot Albert chính là người bạn tạo môi trường học tích hợp cho trẻ. Vậy thì Albert đã tạo hứng thú cho trẻ như thế nào khi học ở trường cũng như ở nhà?
Như bạn thấy đấy, robot Albert rất nhỏ xinh, ngoại hình ngộ nghĩnh, đáng yêu và có nhiều tính năng phù hợp với trẻ em, đồng thời Albert có thể kết nối được với smartphone, tablet để lấy nguồn học liệu, thông tin hữu ích trên mạng.
Điều này giúp đơn giản hóa quá trình học lập trình của trẻ. Việc học cùng robot không chỉ giải quyết câu chuyện học lập trình mà còn mang lại cơ hội tiếp thu rất nhiều kiến thức khoa học, xã hội gắn liền cuộc sống hằng ngày khiến cho việc học trở nên gần gũi, dễ dàng hơn.
Nhờ vậy, dù là ở lớp hay ở nhà, trẻ cũng không bị tạo áp lực học hành, bởi học mà như chơi, chơi mà như học.
Tiếp theo là câu hỏi dành cho Tiến sĩ Phan Duy Hùng, ông có thể cho biết mục tiêu đặt ra cho chương trình E-Robot Coding không?
Mục tiêu cao nhất của chương trình E-Robot Coding là tạo niềm say mê, hứng thú đối với khoa học công nghệ nói chung và lập trình nói riêng cho các bạn học sinh.
Chương trình trang bị cho học sinh đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với từng lứa tuổi.
Về kiến thức, E-Robot Coding cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về lập trình, lập trình robot và khoa học máy tính.
Học sinh có cơ hội ôn tập và bổ sung các kiến thức của các môn học khác, đặc biệt là Tiếng Anh và Toán học.
Ngoài ra, học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng thiết yếu trong học tập và công việc sau này như: làm việc nhóm, thuyết trình, phân tích và giải quyết tối ưu vấn đề,… cùng với thái độ tích cực trong cuộc sống như: ham học hỏi, sáng tạo, tính kỷ luật, kiên trì trước khó khăn,…
Đây là những phẩm chất cốt yếu của một lập trình viên tương lai.
E-Robot Coding luôn tạo hứng thú học tập cho các bạn nhỏ. |
Rất nhiều phụ huynh lo ngại nếu cho trẻ tiếp cận với công nghệ, lập trình quá sớm sẽ gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ.
Vậy theo ông làm sao để giải quyết được trăn trở này mà vẫn để trẻ có cơ hội tiếp cận với công nghệ, lập trình từ sớm?
Việc tiếp xúc với các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính là điều tất yếu trong thời đại hiện nay.
Thay vì để trẻ tiếp xúc một cách bị động, gò ép thì khi học các chương trình học lập trình như E-Robot Coding, trẻ sẽ được tiếp xúc một cách chủ động và có định hướng.
Ngoài việc thu được các kiến thức, kỹ năng và thái độ như tôi đã nói ở trên, thì chương trình còn mang lại cho trẻ rất nhiều lợi ích khác như: rèn luyện được kỹ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin nhanh, có định hướng học tập, sử dụng thiết bị công nghệ, internet một cách đúng đắn.
Thay vì chỉ sử dụng, chơi các ứng dụng trên internet thì học sinh sẽ có nhu cầu tìm kiếm ý tưởng, sáng tạo ra các ứng dụng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại.
Cuối cùng, theo ông những ưu điểm nổi bật của chương trình E-Robot Coding so với các chương trình học lập trình khác là gì?
Hiện tại, lĩnh vực giảng dạy lập trình robot có 2 hướng chính là: Lập trình và Lập trình tích hợp tương tác với robot.
E-Robot Coding là chương trình tích hợp Lập trình vào Lập trình robot.
Trong khóa học, học sinh vừa được học kỹ thuật lập trình cơ bản vừa được học lập trình tương tác với robot.
Học liệu của E-Robot Coding cũng rất đầy đủ, cả về học liệu giấy và học liệu điện tử.
Đặc biệt, chúng tôi còn xây dựng bộ học liệu dành riêng cho lứa tuổi mầm non, giúp học sinh lập trình thông qua các thẻ lệnh bằng hình ảnh và smartphone.
Như vậy, trẻ cũng có thể học lập trình mà không cần biết chữ. Việc học lập trình trở nên rất đơn giản và sinh động với trẻ.
Công ty EPRO mở rộng hợp tác với SK Telecom - công ty viễn thông hàng đầu Hàn Quốc |
Thưa chuyên gia giáo dục mầm non Lê Thị Thu Huyền, được biết là E-Robot Coding hiện đã được đưa vào giảng dạy ở các chuỗi trường uy tín.
Vậy bà có thể cho biết kế hoạch sắp tới của công ty EPRO đối với chương trình này?
Rất may mắn là Tập đoàn Egroup đã kết hợp với SK Telecom để đưa về chú robot thông minh Albert về Việt Nam, đây là công cụ để truyền tải trọn vẹn nội dung chương trình E-Robot Coding của chúng tôi.
Gần đây, tại Việt Nam, thuật ngữ STEM vẫn còn khá mới, tuy nhiên lại phát triển rất nhanh.
Từ năm học 2017–2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Giáo dục Hà Nội đã đưa ra nhiệm vụ năm học là áp dụng giáo dục STEM vào trong các nhà trường, và khuyến khích đối với các trường Mầm non.
Đây là một tín hiệu rất đáng mừng bởi giờ đây, trẻ em tiểu học hay mầm non đều có cơ hội được học lập trình như ở các nước phát triển trên thế giới.
Công ty EPRO đang có kế hoạch đề xuất với Sở Giáo dục Hà Nội để triển khai chương trình thí điểm STEM, trong đó chú trọng nội dung chương trình học lập trình E-Robot Coding.
Hiện tại ở Egroup, chúng tôi đã đưa chương trình này vào giảng dạy tại hệ thống trường Mầm non STEAMe Garten đã mang lại hiệu quả rất tốt, được các con yêu thích và phụ huynh phản hồi tích cực.
Cảm ơn chia sẻ của ông, bà về việc ứng dụng chương trình học lập trình E-Robot Coding vào Giáo dục Mầm non. Chúc ông, bà thật nhiều sức khỏe và thành công!