Những năm vừa qua, giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau trung học đã được từng bước được quán triệt trong các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành và đã đạt được những kết quả ban đầu.
Hệ thống cơ sở giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề đã được đầu tư phát triển, từng bước phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đầu tư kinh phí cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp, chính sách khuyến khích học sinh sau trung học cơ sở học nghề cũng đã được ngành giáo dục triển khai như giảm 50% học phí, khi tốt nghiệp được cấp hai bằng gồm trung học cơ sở và bằng nghề.
Đó là thông tin nằm trong báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (2013-2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai Đề án hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông.
Một số cơ sở giáo dục, một số địa phương đã thử nghiệm các mô hình giáo dục hướng nghiệp và tư vấn chọn nghề cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở mức thí điểm; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp với các trường phổ thông để thực hiện giáo dục hướng nghiệp và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, góp phần thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Cụ thể, theo con số tổng hợp đăng ký thi trung học phổ thông quốc gia 2015 cho thấy 30% học sinh chỉ đăng ký thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp.
Tuy nhiên có khoảng 37% học sinh sau trung học cơ sở không tiếp tục học lên trung học phổ thông, trong số đó tỷ lệ học sinh đi học nghề còn ít, số học sinh tham gia ngay và thị trường lao động chưa qua đào tạo còn cao...
Trong khi đó, để thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2020”, ngày 11/10/2018, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Lê Quân đã có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2020”, ngày 11/10/2018, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Lê Quân đã có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung (Ảnh chụp màn hình) |
Thứ nhất, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tuyển sinh chung, trong đó, thí sinh có thể đăng ký dự tuyển học trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp trên một mẫu phiếu thống nhất và chia sẻ dữ liệu thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia để phục vụ tuyển sinh trung cấp, cao đẳng.
Thứ hai, Ban hành quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (theo hướng giảm tải, phù hợp với Khung chương trình giáo dục phổ thông) mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng theo quy định tại Khoản 4, Điều 33 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và cho phép các trường trung cấp, trường cao đẳng được đào tạo và cấp giấy xác nhận hoàn thành khối kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho những học sinh học trình độ trung cấp có tham gia học văn hóa trung học phổ thông và đủ điều kiện học liên thông lên trình độ cao đẳng, đại học.
So với các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp và cao đẳng hoàn toàn có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng để thực hiện nhiệm vụ nếu được tin tưởng giao nhiệm vụ.