Vì sức khỏe nhân dân
Với vị trí, chức năng Cục quản lý Dược là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược bao gồm: thuốc tân dược, vắc xin, sinh phẩm y tế (trừ sinh phẩm chẩn đoán invitro), nguyên liệu làm thuốc, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và mỹ phậm trong phạm vi cả nước.
Trên mặt trận nào, Cục quản lý Dược cũng đều nỗ lực, chỉ đạo quyết liệt các sở ban ngành vào cuộc thanh tra, kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp, cơ sở vi phạm đảm bảo thuốc, mỹ phẩm đến với nhân dân đảm bảo an toàn, đảm bảo sức khỏe.
Điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2018 ngành Y tế được ghi nhận có những bước tiến, thành tựu lớn về y học mà những nỗ lực vượt bậc của ngành y đã dành được tình cảm, niềm tin của người dân.
Góp phần quan trọng vào ngành Y tế năm 2018 có một phần đóng góp không nhỏ của Cục quản lý Dược.
Với những nỗ lực không biết mệt mỏi bằng những chỉ đạo quyết liệt, những cải cách hành chính một cách khoa học theo hướng áp dụng công nghệ thông tin đã giúp ngành dược nước nhà ngày càng được nhân dân tin tưởng, doanh nghiệp đánh giá cao.
Sự phát triển đó có một phần quan trọng của người đứng đầu Cục quản lý Dược Vũ Tuấn Cường. Tân Cục trưởng được bộ nhiệm từ tháng 3/2018 đã đưa ngành dược theo hướng kỷ cương, pháp luật, tất cả vì sức khỏe của nhân dân.
Trước khi được bổ nhiệm chức Cục trưởng Cục quản lý Dược, ông Vũ Tuấn Cường là Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh. Bởi vậy, hơn ai hết, tân Cục trưởng Vũ Tuấn Cường hiểu nhiệm vụ của ngành dược làm sao đảm bảo sức khỏe cho người dân trong mọi hoàn cảnh.
Trên các mặt trận, Cục trưởng Vũ Tuấn Cường đều có mặt tại nhiều tỉnh thành, những điểm nóng để tham gia chỉ đạo công tác thanh tra kiểm tra, cũng như động viên kịp thời những cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Như vào ngày 10/10, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường cùng đoàn công tác của Cục Quản lý Dược kiểm tra Công tác quản lý Dược phẩm, Mỹ phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi nghe Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Trưởng phòng Quản lý dịch vụ Y tế, Chánh Thanh tra Sở Y tế báo cáo tình hình công tác quản lý Dược phẩm, Mỹ phẩm trên địa bàn tế Thành phố Hồ Chí Minh, Cục trưởng Vũ Tuấn Cường đánh giá cao nỗ lực của Ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác quản lý Dược phẩm, Mỹ phẩm, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng, Dược liệu và Vị thuốc Y học cổ truyền.
Cục trưởng Cục Quản lý Dược - ông Vũ Tuấn Cường kiểm tra Công tác quản lý Dược phẩm, Mỹ phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. |
Khống chế, dập tắt nhiều dịch bệnh
Góp phần quan trọng vào việc khống chế, dập tắt nhiều loại bệnh như dịch sốt xuất huyết, dịch sởi, dịch tay chân miệng có sự vào cuộc, chỉ đạo cấp bách, quyết liệt, kịp thời của Cục quản lý Dược.
Như đợt cao điểm vào những tháng cuối năm 2018, bệnh tay chân miệng xuất hiện rải rác tại hầu hết các tỉnh thành, ngay lập tức Cục quản lý Dược phát đi văn bản đảm bảo cung ứng đủ thuốc phòng chống bệnh tay chân miệng.
Cục quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo về dự trữ, cung ứng thuốc. Đồng thời kịp thời báo cáo về Bộ Y tế trong trường hợp có nguy cơ thiếu thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn.
Vào thời điểm bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi có nguy cơ gia tăng, Cục quản lý dược cũng yêu cầu các Sở Y tế đảm bảo cung ứng đủ thuốc phòng, điều trị bệnh sốt xuất huyết và bệnh sởi.
Về nhu cầu tiêm vắc-xin phòng bệnh và tiêm chủng của nhân dân, Cục quản lý Dược yêu cầu các đơn vị y tế cập nhật thông tin, đưa vào kế hoạch dự trù, sử dụng và chủ động đặt hàng vắc-xin trong trường hợp nguồn cung hiện tại có nguy cơ bị thiếu hụt đột ngột.
Đáng nói là Việt Nam đang xếp vào nhóm các nước đáng báo động có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp cho loài người trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc mà chúng ta có thể kiểm soát được nhiều dịch bệnh.
Việc lạm dụng, sử dụng chưa hợp lý thuốc kháng sinh dẫn đến kháng kháng sinh là vô cùng nguy hiểm. Thực tế, trên thế giới có hàng triệu người chết mỗi năm do kháng thuốc.
Trước tình trạng đáng báo động này Cục quản lý Dược đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng "kháng kháng sinh". Cục quản lý Dược tập trung vào việc quản lý việc sử dụng kháng sinh như thế nào cho hiệu quả, đặc biệt là vấn đề hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật về những phác đồ điều trị, quy trình sử dụng kháng sinh để làm sao sử dụng hiệu quả nguồn thuốc mà các doanh nghiệp đầu tư cung cấp.
Cơ quan chức năng bắt giữ lô thuốc tây không rõ nguồn gốc tại tỉnh Đắc LắK trong năm 2018. |
Nỗ lực của ngành dược còn được nghi nhận trong cuộc chiến không khoan nhượng với nạn thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Với công nghệ hiện đại như hiện nay, có rất nhiều loại thuốc đều có nguy cơ bị làm giả gần giống như thuốc thật.
Theo thống kê của ngành dược cho thấy, hàng năm ở nước ta các hệ thống kiểm nghiệm đã lấy gần 40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng.
Qua đó, tỷ lệ thuốc kém chất lượng được phát hiện khoảng 1,5-2% và tỷ lệ thuốc giả dưới 0,05%. Tuy nhiên, con số trên chỉ là phần nổi bởi chỉ tính trong năm 2018, gần như tháng nào, Cục Quản lý dược cũng phát hiện và thu hồi thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Việt Nam nghiên cứu phát triển nhiều loại vắc xin phòng bệnh cho người |
Về mặt hàng hóa mỹ phẩm trong thời gian qua Cục quản lý Dược cũng xử lý rất mạnh tay và quyết liệt đối với những sản phẩm kém chất lượng, vi phạm nhãn mác, chứa chất cấm…
Bằng cách làm công khai, minh bạch đối với những cơ sở kinh doanh sản xuất, mua bán mỹ phẩm nếu vi phạm đều bị “bêu tên” trên các phương tiện thông tin đại chúng, điều này khiến các công ty buộc phải làm ăn đàng hoàng nếu không muốn người tiêu dùng tẩy chay.
Cục quản lý Dược cũng được doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao những đổi mới trong cải cách thủ tục hành chính. Thời gian qua Cục đã gỡ khó cho doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực dược.
Điều đáng mừng đó là một số sản phẩm dược của Việt Nam đã có khả năng xuất khẩu. Theo thống kê năm 2017 tổng chi về thuốc ở Việt Nam là hơn 5 tỷ đô la Mỹ. Sản phẩm thuốc trong nước hiện nay chiếm khoảng gần 50% nhu cầu trong nước.
Một số sản phẩm của cũng đã có khả năng xuất khẩu. Trong nước, kể cả kháng sinh, đặc biệt là những sản phẩm từ các dược liệu ví dụ như nổi tiếng nhất là thuốc sốt rét từ thanh hao hoa vàng.
Công nghiệp vắc-xin cũng sản xuất được 11/12 vắc-xin như vắc-xin sởi và rubella được y tế thế giới khuyến cáo nên cho xuất khẩu và được công nhận NRA. NRA tức là công nhận quốc tế y tế thế giới về quản lý sản xuất vắc-xin.