Theo kinh nghiệm dân gian muốn con thông minh, mẹ bầu nên ăn nhiều trứng ngỗng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này chưa hẳn đã đúng.
Trứng ngỗng có phải là thần dược?
Xét theo thành phần dinh dưỡng, trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, khoảng 13,5%. Tuy nhiên, nếu tính đến những chất dinh dưỡng khác, trứng ngỗng lại “thua thiệt mọi mặt” so với trứng gà, nhất là hàm lượng vitamin A.
Cụ thể, hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng khoảng một nửa so với trứng gà. Trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Nếu xét riêng về thành phần dinh dưỡng, thực tế, trứng ngỗng không tốt như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Thậm chí, so với trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng còn ít dinh dưỡng và khó ăn hơn rất nhiều.
Cảm giác chung của chị em mang bầu khi ăn trứng ngỗng là chát và rất khót nuốt.
Hơn nữa, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nếu muốn bé thông minh, bên cạnh việc bà bầu ăn trứng ngỗng, thai phụ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo…Trứng ngỗng lành tính.
Do đó, bà bầu ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ mà không cần phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của mẹ hay sự phát triển của bé.
Cũng theo thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh – Giảng viên trường đại học Y Hà Nội nhiều bà mẹ khi mang thai được bồi bổ quá mức và ngược lại cũng có nhiều bà mẹ bồi bổ không đúng nên chất lượng dinh dưỡng vẫn thiếu hụt.
Bác sĩ Anh kể có những sản phụ tâm sự với bà việc họ bị ép ngày nào cũng ăn trứng ngỗng ăn đến phát sợ nhưng vì mọi người đều muốn tốt cho em bé và bản thân bà mẹ này cũng muốn tốt cho em bé nên cố ăn.
Trứng ngỗng chưa hẳn đã là thần dược cho bà bầu như đồn thổi. (ảnh minh họa: internet) |
Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng trứng ngỗng cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cả độ ngon lẫn độ bổ đều thua trứng gà.
Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác.
Do đó, thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh, mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Tuy nhiên, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.
Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần vì trứng ngỗng cũng có lượng cholesterol, hơn nữa trứng ngỗng có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu.
Vì thành phần dinh dưỡng không có gì nổi bật của chúng nên mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn trứng ngỗng theo các quan niệm dân gian mẹ bầu nhé. Với trứng ngỗng khi ăn mẹ bầu cũng nên chế biến chín hoàn toàn để dùng.
Muốn tăng cường trí thông minh cho bé, mẹ bầu nên làm gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Muốn tăng cường trí thông minh cho bé, ngay từ khi mang thai, thay vì thắc mắc bà bầu có nên ăn trứng ngỗng thì mẹ nên chú ý bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.
Trước và trong khi mang thai, mẹ nên chú ý bổ sung axit folic cho cơ thể để giúp hạn chế 90% nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, giai đoạn xây dựng nền móng cho sự phát triển của con, mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu protein, canxi và sắt.
Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu như: súp lơ, đậu phộng, các loại đậu, các loại trái cây có nhiều múi, cá hồi, trứng, thịt bò…
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại axit béo vì đây là giai đoạn thai nhi đang bắt đầu phát triển não. Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều omega 3, DHA, ARA, canxi, vitamin A, C…
Mẹ nên ưu tiên các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay vì động vật. Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu axit béo có lợi, mẹ không thể bỏ qua.
Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn phát triển não một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy, mẹ bầu không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu axit béo như dầu oliu, hạt hướng dương, hạnh nhân…
Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu mẹ muốn bổ sung thêm dầu cá ở giai đoạn này.
Theo bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong quá trình mang thai, người mẹ được chia ra làm 3 quý và cả 3 quý này đều có tác dụng và thời kỳ phát triển của thai nhi khác nhau. Ở từng thời điểm mà dinh dưỡng thai nhi sao cho phù hợp
Cũng theo bác sĩ Ánh, tùy vào từng giai đoạn bà mẹ cần bổ sung các chất khác nhau cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi.
Việc ăn đủ chất sẽ giúp mẹ khỏe, bé thông minh, tránh phụ thuộc vào một loại thực phẩm cố định. (Ảnh: Marry Baby) |
Từ khi chuẩn bị mang thai đến khi mang thai ở quý đầu bà mẹ cần bổ sung axit polic và axit này nằm ở các thực phẩm là các loại ngũ cốc, hạt… nhưng để đạt được lượng axit polic đủ cho thời kỳ này các mẹ vẫn phải uống bổ sung các loại thực phẩm chức năng có chứa chất này để tốt cho em bé và giảm nghén.
Đến quý 2 và quý 3 đặc biệt là giai đoạn cuối quý 2 trẻ bắt đầu hình thành hệ xương khớp nên cần bổ sung canxi và sắt, đến quý 3 bổ sung các chất khác như DHA… và sau sinh bà mẹ vẫn phải bổ sung canxi để tạo sữa cho em bé uống. Ngoài ra, các mẹ còn phải bổ sung các chất khác như B1, B6 và các chất dinh dưỡng khác.
Các chất này nếu chỉ hấp thụ qua thức ăn không đủ mà phải bổ sung bằng các thực phẩm chức năng.
Thay vì coi trứng ngỗng là thần dược cho con, mẹ bầu cần lưu ý, trong ba tháng đầu mẹ bầu thường gặp phải các triệu chứng ốm nghén gây khó khăn đối với việc ăn uống.
Trong khi đó trứng ngỗng khá to và là thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Do đó, nếu đây không phải là món ăn mẹ bầu ưa thích thì tốt nhất mẹ không nên thử ăn chúng trong ba tháng đầu thai kỳ.