Ban đại diện cha mẹ học sinh, luôn được ví là cánh tay nối dài cho hiệu trưởng nhiều trường học thao túng tiền quỹ hội.
Thế nên, đã rất nhiều lần dư luận thẳng thừng đề nghị cần xóa bỏ vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh ra khỏi trường học.
Ngày 16/1, góp ý các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi).
Ban đại diện cha mẹ học sinh chủ yếu là đi vận động đóng góp cho nhà trường ( Ảnh minh họa: Báo Hà Tĩnh) |
Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung (Trưởng môn Luật Hành chính, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) cũng có ý kiến nên bỏ quy định về việc "ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh" tại khoản 2 Điều 102 dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung đặt câu hỏi: "rất nhiều thông tin về Ban đại diện phụ huynh lạm thu thì liệu có cần thiết duy trì hay không?"
Nhiều hiệu trưởng lợi dụng vai trò của Ban đại diện phụ huynh
Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, Ban đại diện cha mẹ học sinh phải do chính phụ huynh bình bầu trong cuộc họp phụ huynh lớp và phụ huynh trường.
Người được bầu, phải là người có con em hiện đang học tập tại chính ngôi trường ấy.
Yêu cầu này, để đảm bảo người trong Ban đại diện sẽ bảo vệ quyền lợi cho chính cha mẹ học sinh.
Phụ huynh trường Trần Phú cắn răng vì phải nộp quỹ ...tiền tỷ |
Thế nhưng trong thực tế hiện nay, không ít trường học, trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh lại là người do hiệu trưởng đề cử.
Đôi khi người được cử lại không có con (cháu bảo hộ) học tại trường.
Việc làm của hiệu trưởng đủ biết Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ bảo vệ quyền lợi cho ai?
Ban đại diện cha mẹ học sinh bỏ qua mọi nhiệm vụ chỉ tập trung vào việc chi tiêu nguồn quỹ hội phụ huynh
Trong Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Cụ thể:
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường
1. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
a) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
b) Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
c) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;
d) Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh;
Bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác;
Vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học;
đ) Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
2. Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
a) Quyết định triệu tập các cuộc họp theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh trường) sau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng;
b) Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý, giáo dục học sinh;
c) Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện theo quy định tại Điều 10 Điều lệ này.
Tuy nhiên trong thực tế, Ban đại diện ở hầu hết các trường học hiện nay không thực hiện theo nhiệm vụ quy định như ở Điều 6 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.
Chỉ thực hiện mỗi quyền “Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện…”.
Vì những lý do như thế, ý kiến bỏ quy định về việc "ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh" tại khoản 2 Điều 102 dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mà Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung đề nghị là vô cùng hợp lý.
Khi nhà trường không có Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhiều hiệu trưởng sẽ không thể lấy Ban đại diện làm bình phong để quyết định các khoản thu (chi) một cách vô tội vạ như thời gian qua.