Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa trong các bài viết trước, hàng loạt những sai phạm đã xảy ra trong công tác Giáo dục tại Hà Tĩnh, ngày 30/7/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định Quyết định số 2734/QĐ-BGDĐT về việc thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Qua quá trình kiểm tra xác minh, Đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kết luận Số: 169/KL-BGDĐT.
Sở Giáo dục Hà Tĩnh chi ngân sách vô tội vạ |
Tại kết luận Số: 169/KL-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra nhiều vấn đề sai phạm trong công tác quản lý giáo dục tại tỉnh Hà Tĩnh.
Trong đó, như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, ngành Giáo dục đã cắt bảo hiểm của giáo viên hợp đồng trái luật, công tác quy hoạch giáo dục có vấn đề khi hàng ngàn sinh viên của Đại học Hà Tĩnh có nguy cơ thất nghiệp ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Bên cạnh có, công tác quản lý văn bằng, quản lý hoạt động liên kết đào tạo cũng đã bộc lộ nhiều bất cập khi có nhiều trường “vượt mặt” cả Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh chi ngân sách vô tội vạ đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về việc quản lý ngân sách của tỉnh này trong sự nghiệp giáo dục.
Đặc biệt, khi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh chi hàng trăm triệu đồng mỗi tháng để tiếp khách và tình trạng bổ nhiệm cán bộ kéo dài đến 28 năm cho một vị trí làm công tác tài chính – kế toán.
Dù Giáo viên mầm non, tiểu học ở Hà Tĩnh thiếu nhưng giáo viên mầm non trong chế độ hợp đồng đã không ít lần khóc ròng với cách làm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này. (Ảnh: Lê Văn Vỵ) |
Qua quá trình Kiểm tra, xác minh, đoàn Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho thấy công tác quản lý nhà nước về giáo dục tại Hà Tĩnh đã bộc lộ rất nhiều sai phạm cần phản chấn chỉnh.
Nguyên nhân để xảy ra những sai sót trên, bản kết luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ:
Sinh viên đang học sư phạm ở Hà Tĩnh, chưa ra trường đã thất nghiệp |
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chưa bám sát các quy định của pháp luật trong tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh ban hành văn bản và đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành văn bản quản lý về giáo dục dẫn đến chậm ban hành văn bản.
Công tác thống kê, điều tra, dự báo dài hạn phục vụ lập quy hoạch còn hạn chế. Chậm điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới theo các mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg, Chỉ thị số 10-CT/TW, Nghị quyết số 29/NQ-TW, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Không kịp thời đôn đốc và có những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch.
Công tác tham mưu, chỉ đạo và kiểm tra của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện còn hạn chế, để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên mầm non, tiểu học, thừa giáo viên trung học phổ thông và tình trạng ký hợp đồng lao động chưa đúng quy định ảnh hưởng đến quyền lợi của giáo viên.
Một bộ phận cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, nhất là hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non chưa nắm vững pháp luật về hợp đồng lao động.
Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong kết luận Số: 169/KL-BGDĐT đã chỉ rõ cụ thể:
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh khi khi để xảy ra những hạn chế, thiếu sót đã nêu trong kết luận thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ được giao như hoạt động liên kết đào tạo, cấp phát văn bằng chứng chỉ, cấp kinh phí cho các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền chưa đúng quy định, bổ nhiệm cán bộ.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm để xảy ra những hạn chế, thiếu sót đã nêu trong Kết luận thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ được giao như: việc tham mưu, chỉ đạo để tình trạng thừa giáo viên trung học phổ thông, thiếu giáo viên mầm mon, thiếu giáo viên tiểu học; việc ký hợp đồng lao động chưa đúng quy định, không đảm bảo chế độ chính sách đối với giáo viên hợp đồng lao động.
Do buông lỏng quản lý nên trường Đại học Hà Tĩnh đã "vượt mặt" cả Sở, Bộ, và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Giám đốc Sở Tài chính Hà Tĩnh chịu trách nhiệm để xảy ra những hạn chế, thiếu sót đã nêu trong Kết luận thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý tài chính.
Người nắm hầu bao tại vị đã 28 năm, nhiều dự án giáo dục có vấn đề |
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố; Trưởng phòng Tài chính, Trưởng phòng Giáo dục huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Cẩm Xuyên; Hiệu trưởng một số Trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Cẩm Xuyên; Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, để xảy ra những hạn chế, thiếu sót tại đơn vị như đã nêu.
Đặc biệt, kết luận thanh tra đã chỉ rõ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chịu trách nhiệm chung về việc để xảy ra những hạn chế, thiếu sót đã nêu trong kết luận.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã để xảy ra các hạn chế, thiếu sót đã nêu.
Việc kiểm điểm trách nhiệm hoàn thành trước ngày 15/4/2019, Báo cáo việc thực hiện Kết luận Thanh tra về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 30/4/2019.
Đồng thời, trong kết luận thanh tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu ra những kiến nghị giải pháp để Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, các sở ban ngành của tỉnh Hà Tĩnh khắc phục những sai phạm đã nêu.