Giáo viên và sinh viên: Tác nhân sáng tạo, thay đổi của đại học?

10/05/2019 07:03
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Đại học sẽ là nơi dẫn dắt thay đổi xã hội. Trong đó, giáo viên và sinh viên sẽ đóng vai trò “tác nhân sáng tạo, thay đổi”.

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương - nghiên cứu sinh về giáo dục tại Hoa Kỳ chia sẻ về vai trò sáng tạo, thay đổi đại học của giáo viên và sinh viên.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Theo những tài liệu gần 2 năm qua của UN-SDG 2030, GUNi, đại học sẽ là nơi dẫn dắt thay đổi xã hội. Trong đó, giáo viên và sinh viên sẽ đóng vai trò “tác nhân sáng tạo, thay đổi”.

Hơn 25 năm làm việc trực tiếp với giáo dục Việt Nam và nước ngoài, cùng với nghiên cứu chuyên sâu về cấu trúc đại học của 30 năm gần đây, tôi xin có một số suy nghĩ cùng nêu ra để chúng ta bàn tính, làm sao để đại học dẫn dắt thay đổi?

(Ảnh minh họa: TTXVN).
(Ảnh minh họa: TTXVN).

Những khổ nạn của giáo viên và sinh viên

Họ là những “nạn nhân” của các chính sách “giáo dục không vì sự tiến bộ của con người”?

Trong thời gian gần đây, một số báo cáo nghiên cứu khoa học hàng đầu đã đưa ra những thông tin “đáng sợ” về những kết quả nghiên cứu từ các đại học và giáo sư của uy tín.

Trung Quốc: Nghiên cứu biến đổi mã code gene người, bất hợp pháp và vi phạm nhân quyền, đạo đức khoa học và cơ bản nhất, hành vi nghiên cứu chống con người [1].

Mỹ: Lần đầu tiên, hệ thống “mạng lưới xã hội qua kết nối trí não người” [2]

Nếu công bố hai nghiên cứu trên chưa đủ “sốc”, một nghiên cứu thông tin về “giả giọng nói con người” [3], cùng với định nghĩa về “biometric” trong dự thảo Quản trị Dữ liệu Con người, với xác định quy trình copy và tạo dựng “tái tạo và mã hóa (coding) các cá tính và nhân cách một con người thật, thông qua những dữ liệu nhân chủng học, vật lý học, và những gì thuộc về một cá nhân…nhằm để hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân trong các khủng hoảng…” [4]

Tất cả những điều này đều được công bố trên báo chí và thông tin công cộng rất bình thường, như thể một “new norm” (khái niệm mới).

Không ai nhìn lại lịch sử loài người, về những gì đã xảy ra với con người trong Thế chiến lần 2 mới cách đây 70 năm, nạn nhân của những nghiên cứu khoa học trên con người, phi con người và vì những “super surveillance capitalism” (chủ nghĩa tư bản kiểm soát) [5].

Câu hỏi tôi đã từng gửi đến UN, UN Human Rights, Quốc hội Mỹ, Quốc Hội Việt Nam và lãnh đạo các quốc gia lớn trên thế giới:

Nếu một ngày, các Quý Ông/Bà thức dậy, biết được mình đã bị hack trí não, có những ai kiểm soát, đọc được những suy nghĩ của Quý vị, điều khiển những hành vi của Quý vị, Quý vị sẽ nghĩ thế nào?” [6]

Câu hỏi này, tôi cũng đã gửi tới những lãnh đạo lớn các tập đoàn công nghệ trên thế giới, như Bill Gates, về việc liệu Gates và gia đình sẽ nghĩ thế nào, nếu con cái họ được thử nghiệm với công nghệ, máy học, trở thành đối tượng để kết nối với chương trình máy tính và phát triển trí não người với AI? [6]

Tất cả những câu hỏi và đặt vấn đề trên, nhằm trình bày về một điều xuyên suốt trong xã hội loài người toàn cầu hiện nay, không chỉ ở Mỹ và các quốc gia lớn, mà ở hầu hết tất cả các quốc gia, những khủng hoảng toàn cầu như UN SGD 2030 nêu ra, là hệ lụy của “Sự ngạo mạn của quyền lực” [7].

Các chính sách phát triển kinh tế và tăng trưởng không vì sự tiến bộ chung của con người, của giá trị học tập mang tính nhân văn, mà chỉ vì những cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, các tập đoàn lớn (bắt tay nhau chia thị trường toàn cầu?) và gây khổ nạn cho tất cả, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên và giáo viên.

Một số dẫn chứng để minh họa rõ nét về những gì là “khổ nạn” của xã hội, dưới góc nhìn từ giáo viên và sinh viên đại học.

(i) Chính sách cơ bản về giáo dục đại học Mỹ và nhiều quốc gia trong 30 năm qua: Xét về tiến bộ của xã hội Mỹ và thế giới nói chung trong 30 năm qua, có lẽ không gì tốt hơn 4 cuốn sau đây, bởi họ phân tích và đánh giá không chỉ về giáo dục đại học, mà tổng quan xã hội và đặc biệt với giáo dục đại học, họ ghi nhận như một thước đo, đo lường sự tiến bộ của xã hội và con người nói chung.

Bất bình đẳng toàn cầu (Ảnh: tác giả cung cấp).
Bất bình đẳng toàn cầu (Ảnh: tác giả cung cấp).
Thăng trầm của các quốc gia. Lực đẩy cho thay đổi trong thế giới sau Khủng Hoảng và Thăng trầm kinh tế Mỹ - Mức sống chuẩn của Mỹ kể từ Nội Chiến (Ảnh: tác giả cung cấp).
Thăng trầm của các quốc gia. Lực đẩy cho thay đổi trong thế giới sau Khủng Hoảng và Thăng trầm kinh tế Mỹ - Mức sống chuẩn của Mỹ kể từ Nội Chiến (Ảnh: tác giả cung cấp).
Đổ vỡ. Một thập kỷ của khủng hoảng tài chính đã thay đổi thế giới như thế nào (Ảnh: tác giả cung cấp).
Đổ vỡ. Một thập kỷ của khủng hoảng tài chính đã thay đổi thế giới như thế nào (Ảnh: tác giả cung cấp).
Một thập kỷ khủng hoảng tài chính đã thay đổi như thế nào (Ảnh: tác giả cung cấp).
Một thập kỷ khủng hoảng tài chính đã thay đổi như thế nào (Ảnh: tác giả cung cấp).

Theo những ghi nhận từ các nghiên cứu trên đây, chỉ số về người đi học đại học gia tăng nhanh chóng.

Chính sách phổ cập hóa giáo dục, đã đi từ cấp 1 lên cấp 3 và ở Mỹ, chiến lược cho 60% người dân có bằng cấp sau cấp 3 để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - tri thức (intellectual economy) được xác nhận từ những năm 1998.

Giáo dục và giáo dục đại học đã được coi là một phương thức để thúc đẩy phát triển xã hội và theo một nghĩa nào đó, trở thành “ngành công nghiệp kinh doanh giáo dục”, dù nói dưới góc độ vận hành của Chính phủ hay của kinh tế tư nhân kinh doanh giáo dục và gần đây hơn là mô hình Công Tư Hợp tác để khai thác và phát triển giáo dục đại học, sao cho tương ứng với thị trường và nhu cầu lao động xã hội cần. 

Tất cả những điều này đều tốt và có vẻ như, nó sẽ mang lại những kết quả tươi đẹp hơn, cùng với xu thế toàn cầu hóa trong thời gian cũng 30 năm qua.

Tuy nhiên, thực tế của 30 năm toàn cầu hóa, như Joseph Stigliz, nhà kinh tế học đạt giải Nobel, đặt vấn đề “Quản trị nhầm lẫn về vấn đề toàn cầu hóa” [8], trong cuốn sách mới nhất của mình. 

Theo đó, giáo dục, trong đó có giáo dục đại học đã không được coi trọng, không được “đứng” với đúng vai trò là động lực sáng tạo và kiến tạo tri thức để thúc đẩy toàn xã hội phát triển, công bằng hơn và đa dạng hơn, cho tất cả. 

Mà do bởi cả hệ thống chính trị và các tập đoàn lớn đã cùng nhau “làm ăn” trên các nguồn lực của xã hội, biến giáo dục và giáo dục đại học công thành một ngành kinh doanh, kiếm lời cho chính phủ và cho các hệ thống hỗ trợ, đặc biệt cho hệ thống ngân hàng và thị trường thứ cấp [9]. 

Chưa khi nào, trong hệ thống quản trị toàn cầu, cảnh báo về bất bình đẳng toàn cầu nhận định “Hệ thống quyền lực, chính trị và kinh tế, của một chủ nghĩa tư bản mới, đã có khả năng lũng đoạn không chỉ quốc gia, mà ở tầm quốc tế, như hiện nay” [Global Inequality – Bất bình đẳng toàn cầu - 10].

Và cũng theo tất cả những nhà nghiên cứu về kinh tế nói trên phân tích, quyền lực về công nghệ và tài chính, đặc biệt là công nghệ trong giáo dục là một trong 3 nguyên nhân cơ bản gây nên những đổ vỡ toàn diện trong cấu trúc xã hội toàn cầu, khi tài sản và quyền lực chỉ tập trung vào số quá ít những cá nhân có khả năng quyết định “sức mạnh hơn nhà nước”! [10]

Giáo viên và sinh viên: Tác nhân sáng tạo, thay đổi của đại học? ảnh 6Những điều thực sự cần để sinh viên Mỹ đạt thành tựu

Để nói đến tại sao giáo dục đại học, giáo viên và sinh viên là nạn nhân trong chính sách giáo dục hơn 30 năm qua, lấy ví dụ điển hình của Mỹ.

Theo Robert Gordon, tác giả cuốn Thăng Trầm tăng trưởng kinh tế - Mức sống chuẩn Mỹ kể từ Nội Chiến (với nghiên cứu kinh tế Mỹ trong 100 năm, 1920-2018), kể từ 1970 trở đi, kinh tế Mỹ đã chậm lại và sau năm 2000, không chỉ Mỹ mà cả thế giới đều đối mặt với khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng đều rất chậm, dù đó là Trung Quốc, nơi được kỳ vọng là đầu kéo kinh tế thế giới sau hơn 3 thập kỷ tăng trưởng 2 chữ số.

Theo đó, cắt giảm ngân sách công, đặc biệt trong giáo dục đại học, thậm chí trước 2008 đã được thực hiện triệt để và nếu nhìn đến mức tăng lương cho giảng viên đại học, thì lương của họ không hề thay đổi, nếu tính đến lạm phát và mức sống.

Cùng với khủng hoảng kinh tế và tài chính từ châu Á (7/1997) [11], thời kỳ “mở cửa” đại học với chiến lược “phổ cập hóa đại học” ở Mỹ bắt đầu vào 8/1997 [12], với đạo luật Hỗ Trợ Tài Chính cho toàn dân học đại học (TRA 1007).

Điều cơ bản là, với chính sách mở cửa (access), toàn bộ nền tảng giáo dục đại học công của Mỹ bắt đầu chuyển đổi từ Nhà nước tài trợ tiền cho đại học sang trách nhiệm của sinh viên và gia đình chi trả, với mức 25-50% tiền học phí trả cho hoạt động của đại học, đặc biệt dùng để trả lương của giáo viên [12].

Cấu trúc đại học, văn hóa “tự do học thuật” đã bị “vi phạm” nghiêm trọng khi cắt giảm sự hỗ trợ từ Chính phủ, do bởi xu hướng “thương mại hóa” đại học [13].

Rất nhiều điều cần đánh giá và xem xét kỹ lưỡng, dựa trên chất lượng đào tạo và nhu cầu thị trường đã bị bỏ qua, bao gồm cả việc đại trà mở rộng các chương trình học online, MOOCs, mà không hề có quy định chặt chẽ kiểm soát chất lượng đào tạo [13, 14].

Giáo sư, giảng viên và sinh viên, những thành phần cơ bản của đại học đã được “áp đặt” trong cấu trúc cắt giảm ngân sách [15]:

Hầu hết giáo viên, từ cấp 1 đến đại học và sinh viên, hiện đang sống với mức trên và gần như đói nghèo, trong hơn 20 năm qua [16].

Mặc dù “cửa mở rộng” với đại học, tỷ lệ thất nghiệp theo xu hướng của toàn cầu hóa đã gia tăng đáng kể và điều này xảy ra với tất cả các cấp độ, các chuyên ngành của đại học, dù đó là PhD và ở những ngành STEM được mọi người hiện đang ca ngợi [17].

Cấu trúc về hợp đồng với giáo sư đại học đã chuyển đổi từ suốt đời, hợp đồng dài hạn sang hợp đồng ngắn hạn 1 năm và chất lượng giáo dục đại học được “báo động” do bởi các đại học muốn tiết kiệm ngân sách, cắt giảm số lượng giáo sư lâu năm và thay thế bằng các giảng viên ngắn hạn dưới 2 năm, các nghiên cứu sinh sau đại học, với thời hạn lao động ngắn và lương thấp [18].

Điều này ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu, chất lượng công bố nghiên cứu và giảng dạy cho đại học 4 năm cơ bản.

Sinh viên đại học hiện đã thay đổi so với truyền thống [19].  Họ phải làm việc để chi trả cuộc sống hàng ngày, vay nợ đa phần trả tiền học và chi phí ngày càng tăng cao và do không thể cân bằng giữa lao động với mức lương tối thiểu và các chi phí dành cho học và sống đồng thời, hầu hết ở Mỹ >65% sinh viên đại học bỏ học với nợ [20]. 

Giáo viên và sinh viên: Tác nhân sáng tạo, thay đổi của đại học? ảnh 7Cách mạng đại học Mỹ sẽ đi về đâu?

Điều này gây lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực không được đào tạo đúng và đủ, mất cơ hội thành công của cá nhân, mất cơ hội tăng trưởng năng lực cạnh tranh của xã hội và đất nước, cùng với nợ sinh viên đã ở mức rất đáng quan ngại: >1,5 nghìn tỷ đô la [21].

Những vấn nạn về chất lượng đại học được coi là “hệ quả” đương nhiên, khi chất lượng giáo dục phổ thông k-12 cũng đáng quan ngại không kém [22].

Bởi những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết ở phổ thông không được đầy đủ, căn bản, đầu vào đại học thì mở rộng để lấy số lượng bù đắp tiền hoạt động đại học, gánh nặng của giáo viên đại học để đảm bảo “đầu ra” có chất lượng trong đại học là một bài toán vô cùng khó giải hiện nay.

Nếu ai có nghi ngờ về nhận định này, hãy cứ nhìn vào con số thiếu hụt giáo viên trong các môn cơ bản ở giáo dục phổ thông [23], các nghiên cứu công bố rất nhiều của cấp sau đại học, nhưng hơn 20 năm qua, mặc dù áp dụng đủ các loại hình công nghệ giáo dục, giáo dục nói chung, đại học nói riêng, vẫn khủng khoảng ngày càng trầm trọng và kéo dài, dường như chưa tìm được đường “giải thoát”…bất chấp việc nhiều người coi online và personalized learning như một phương thức có thể “scale up” (ứng dụng diện rộng) và đảm bảo chất lượng cho đại học! [24]

Điều cuối cùng rất đáng quan ngại, chính là sự can thiệp trực tiếp vào học thuật và nghiên cứu của các tập đoàn lớn trong các đại học công. 

Các giáo sư và sinh viên nghiên cứu đã được “thương mại hóa” các quá trình nghiên cứu theo nghĩa không mấy tích cực và trong số đó, câu chuyện về “Sinh viên không phải là các con số” (Don’t digitalize students, we are NOT a  number), khi các đại học, để thu hút các nguồn tiền hỗ trợ cho giáo dục và nghiên cứu, buộc phải hợp tác và “bán buôn” thông tin, dữ liệu cá nhân sinh viên với các bên thứ 3 [13, 25].

Trong một hệ thống giáo dục đại học, sáng tạo, thay đổi, nghiên cứu nhưng lại đang bị “số hóa”, “thương mại hóa” thì sinh viên, giáo viên, biết dựa vào cơ sở nào để biết, tương lai họ có thuộc về những sáng tạo, những đổi mới mà họ thực hiện hay không? Hay họ chỉ mới nghĩ trong đầu, đã có kẻ khác nhảy vào để “hack” hay điều khiển? [26].

Hầu hết các đại học đều đang gặp những “mâu thuẫn nội tại”, giữa tồn tại và phát triển, giữa “đạo đức nghiên cứu” và “hợp tác kinh doanh”, mà nếu lãnh đạo đại học, các giáo viên đại học không thể tìm ra được nguyên tắc đảm bảo về tự do học thuật, đạo đức nghiên cứu, họ đã và đang trở thành “mục tiêu khai thác” thương mại cho các tập đoàn kinh doanh, để làm thị trường, để xây dựng niềm tin cho xã hội bằng chính niềm tin của người dân, sinh viên tin vào giá trị của đại học, của các giáo sư uy tín!

Khủng hoảng của đại học hiện tại, không chỉ là về vấn đề thiếu tiền, họ và xã hội đều khủng hoảng lớn về đạo đức ứng xử, do thiếu tiền.

Trong nghiên cứu của Harvard, họ tìm ra được sự liên kết giữa khủng hoảng tài chính kinh tế của hơn 20 năm qua (hầu hết các CEO, Chủ tịch tập đoàn lớn, các chính trị gia ở Mỹ được đào tạo trong Top 20 trường hàng đầu [27]), với việc thiếu giảng dạy đạo đức kinh doanh [13, 22, 28], với việc thiếu sự đa dạng về nguồn nhân lực, nguồn sinh viên của giới thu nhập thấp trong các trường đại học Mỹ, dẫn đến tình trạng “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa đi quét lá đa…”, gây trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng, cả về cơ hội và thu nhập, nâng cao năng lực chuyển đổi sang một xã hội tốt đẹp hơn cho tất cả [29].

Tại sao chúng ta hay mắc lại lỗi cũ, bài học từ giáo dục Mỹ

Giáo dục đại học ở Mỹ, cho đến nay, tạm thời được coi là phương thức hiệu quả để chuyển đổi xã hội khi muốn vươn lên và vượt qua đói nghèo, nhưng thực tế của 30 năm qua đã chứng minh điều ngược lại.

Chính vì thế, phần tiếp sau đây sẽ chia sẻ rõ hơn bài học, giữa đói nghèo và giáo dục, với ví dụ của Mỹ và một số nước khác, nhằm để xác quyết một sự thật mà tất cả các nhà nghiên cứu kinh tế và giáo dục đều khẳng định: nếu bất bình đẳng về kinh tế, về các tầng lớp xã hội, về thu nhập, không được giải quyết triệt để, cải cách giáo dục đại học, hay bất kỳ điều gì tác động vào giáo dục, cũng không giải quyết được tận gốc của vấn đề. 

Vấn nạn này chính là nguồn gốc của mọi vấn đề khủng hoảng. Vậy, hãy trả lời câu hỏi đơn giản thôi, khi nào chúng ta “bình đẳng” hơn? Không chỉ giữa người Mỹ với người Mỹ, mà giữa tất cả những con người trên thế giới này? Giữa các quốc gia? Giữa các dân tộc?

(i) Đói nghèo và giáo dục: khi giáo dục và giáo dục đại học là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội

(ii) Giáo dục đại học dành cho “đa số”, nhưng ai hưởng lợi? ai trả giá?

(iii) Những “dối trá” mang tính hệ thống, trong công nghệ - giáo dục (AI, machine learning – máy học và “cá nhân hóa học tập” (personalized learning)

(iv) Những hệ thống giáo dục “phi nhân tính” ở những quốc gia vì Nhân Dân

Tài liệu tham khảo:

[1] https://www.npr.org/2019/02/05/690828991/gene-editing-scientists-actions-are-a-product-of-modern-china

[2] https://www.technologyreview.com/s/612212/the-first-social-network-of-brains-lets-three-people-transmit-thoughts-to-each-others-heads/

[3] https://www.technologyreview.com/s/613033/this-ai-lets-you-deepfake-your-voice-to-speak-like-barack-obama/

[4] https://centre.humdata.org/introducing-the-working-draft-of-the-ocha-data-responsibility-guidelines/

[5] https://www.amazon.com/Age-Surveillance-Capitalism-Future-Frontier/dp/1610395697

[6] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/thu-gui-nhung-ai-dang-lam-ve-cntt.html

[7] The Arrogance of Power, J. William Fulbright, 1967

[8] People, Power, Profits, Progressive Capitalism;

https://www.amazon.com/People-Power-Profits-Progressive-Capitalism/dp/1324004215/ref=sr_1_1?crid=12TCZ9ZXKN4TR&keywords=people+power+profits&qid=1556929488&s=books&sprefix=people+power+profit%2Cstripbooks-intl-ship%2C347&sr=1-1

[9] Financing a College Education, How it works, How it’s changing – 1999; Jacqueline King, https://www.amazon.com/Financing-College-Education-Changing-American/dp/1573565342/ref=sr_1_fkmrnull_1?keywords=Financing+a+Higher+education%2C+How+it+works%2C+How+it%27s+changing&qid=1556930090&s=books&sr=1-1-fkmrnull

[10] https://www.amazon.com/Global-Inequality-New-Approach-Globalization/dp/067498403X/ref=sr_1_1?keywords=Global+Inequality&qid=1556930307&s=books&sr=1-1; Global Inequality: A New Approach for the Age of Globalization Hardcover – April 11, 2016;  by Branko Milanovic 

[11] https://en.wikipedia.org/wiki/1997_Asian_financial_crisis https://clintonwhitehouse3.archives.gov/WH/New/html/20000612_2.html;

[12] Financing a College Education, How it works, How it’s changing – 1999; Jacqueline King; The cost of higher education, Howard Bowen, 1980; Paying the Price – College Costs, Financial Aid, and the Betrayal of the American dream, 2016; https://www.bostonfed.org/publications/research-department-working-paper/2018/a-comprehensive-examination-of-the-effects-of-state-appropriations-for-public-higher-education.aspx

[13] Universities in The Marketplace: The Commercialization of Higher Education, Derek, Bok, 2003

[14] https://www.ed.gov/news/press-releases/education-department-proposes-rule-state-authorization-postsecondary-distance-education-foreign-locations; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/dear-dean-of-graduate-studies-tamucc.html; Higher Education in America, 2013, Derek Bok;

[15] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/the-he-khong-co-co-hoi-hay-su-that-bai-cua-giao-duc.html; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/pho-cap-hoa-dai-hoc-my-va-nhung-thach-thuc.html; https://www.insidehighered.com/news/2016/02/11/berkeley-announces-major-strategic-planning-process-address-long-term-budget-issues; https://www.cbpp.org/research/state-budget-and-tax/a-lost-decade-in-higher-education-funding (2017); Research Universities and The American Recovery and Reinvestment Act: Competition, Resource Concentration, and the ‘Great Recession’ in the United States;

[16] https://www.theguardian.com/commentisfree/2015/jun/22/adjunct-professor-earn-less-than-pet-sitter; https://www.chronicle.com/article/From-Public-Good-to-Private/145061; Financing a College Education, How it works, How it’s changing (1999); Global Trends in Higher Education, 2013 (https://www.youtube.com/watch?v=dKWbx9rR6S8); The decline of Guru, Comperative of Academic Profession, 2013, (https://www.youtube.com/watch?v=EApDmvlqS4w) – Phillip Altbach (Boston College); https://www.higheredjobs.com/higheredcareers/interviews.cfm?ID=459; https://accountability.tamu.edu/All-Metrics/Mixed-Metrics/Faculty-Demographics;

The Costs of Higher Education: How Much Do Colleges and Universities Spend per Student and How Much Should They Spend?, Bowen, Howard R., 1980

[17] https://theconversation.com/young-educated-and-underemployed-are-we-building-a-nation-of-phd-baristas-53104; https://www.bls.gov/opub/mlr/2015/article/stem-crisis-or-stem-surplus-yes-and-yes.htm; https://www.nsf.gov/statistics/2016/nsf16300/digest/nsf16300.pdf

[18] Global Trends in Higher Education, 2013 (https://www.youtube.com/watch?v=dKWbx9rR6S8); The decline of Guru, Comperative of Academic Profession, 2013, (https://www.youtube.com/watch?v=EApDmvlqS4w) – Phillip Altbach (Boston College); https://www.higheredjobs.com/higheredcareers/interviews.cfm?ID=459; https://accountability.tamu.edu/All-Metrics/Mixed-Metrics/Faculty-Demographics

[19] https://higherlearningadvocates.org/2018/10/22/national-poll-explores-how-well-americans-really-know-todays-students/; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/dear-my-harvard-and-making-caring-common-mcc.html

[20] https://nces.ed.gov/fastfacts/display.asp?id=66; https://studentclearinghouse.org/nscblog/national-six-year-completion-rate-reaches-highest-level-58-3-percent-since-the-national-student-clearinghouse-research-center-began-tracking/; https://www.npr.org/2019/03/13/681621047/college-completion-rates-are-up-but-the-numbers-will-still-surprise-you;

[21] https://www.forbes.com/sites/zackfriedman/2019/02/25/student-loan-debt-statistics-2019/#1db8b718133f; https://www.cnbc.com/2018/08/13/twenty-two-percent-of-student-loan-borrowers-fall-into-default.html; https://www.brookings.edu/blog/up-front/2018/02/16/more-students-are-taking-on-crippling-debt-they-cant-repay-its-time-for-higher-education-to-share-the-risks/; https://talkpoverty.org/2016/05/02/why-student-loan-debt-harms-low-income-students-the-most/

[22] Higher education in America, 2013, Derek Bok; Teachers Colleges are our weakest link, 2018, Marc Tucker, https://blogs.edweek.org/edweek/top_performers/2018/11/teachers_colleges_the_weakest_link.html

[23] https://learningpolicyinstitute.org/sites/default/files/product-files/A_Coming_Crisis_in_Teaching_REPORT.pdf; https://www.edweek.org/ew/articles/2018/01/24/teaching-shortages-many-answers-for-a-complex.html; https://www.realcleareducation.com/articles/2019/04/04/the_national_stem_teacher_shortage_threatens_future_prosperity_110320.html

[24] https://www.gsb.stanford.edu/insights/coursera-ceo-richard-levin-democratizing-learning-takes-time; MOOCs, High Technology, and Higher Learning (Reforming Higher Education: Innovation and the Public Good), by Robert A. Rhoads; Higher Education in the Digital Age, by William G. Bowen

https://www.rand.org/pubs/research_briefs/RB9994.html; https://theconversation.com/the-failure-of-udacity-lessons-on-quality-for-future-moocs-20416; https://www.insidehighered.com/news/2013/02/25/study-finds-some-groups-fare-worse-others-online-courses; https://credo.stanford.edu/pdfs/OnlineCharterStudyFinal2015.pdf; https://www.nea.org/assets/docs/Online%20Learning%20Programs%20Research%20Brief%20NBI%20135%202017.pdf

[25] https://www.insidehighered.com/news/2016/02/11/berkeley-announces-major-strategic-planning-process-address-long-term-budget-issues; https://www.acenet.edu/news-room/Pages/Comprehensive-Demographic-Profile-of-American-College-Presidents-Shows-Slow-Progress-in-Diversifying-Leadership-Ranks.aspx; Education and The Commercial Mindset, 2018, Samual Abrams http://www.hup.harvard.edu/catalog.php?isbn=9780674986848; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/who-controls-the-fraud-banking-systems-in-the-usa.html; https://nepc.colorado.edu/blog/now-gates-foundation-destroying-higher-education; https://nepc.colorado.edu/blog/now-gates-foundation-destroying-higher-education;

[26] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; https://www.theguardian.com/science/2017/apr/26/new-human-rights-to-protect-against-mind-hacking-and-brain-data-theft-proposed; The Age of Surveillance Capitalism: The Fight for a Human Future at the New Frontier of Power, 2019, by Shoshana Zuboff; https://singularityhub.com/2017/05/01/4-new-human-rights-for-when-our-brains-are-hooked-up-to-computers/#sm.00003rz1vnm09ep1tia1wlvarnbh7;  

[27] The Price of Admissions, How America's Ruling Class Buys Its Way into Elite Colleges--and Who Gets Left Outside the Gates, 2007 by Daniel Golden; Making Harvard Morden, The Rise of America’ University, 2007, Morton Keller & Phyllis Keller; https://www.nytimes.com/interactive/2017/01/18/upshot/some-colleges-have-more-students-from-the-top-1-percent-than-the-bottom-60.html?mtrref=www.google.com.vn&gwh=2564D34559CA4D4BA94B39FBF76D4C7A&gwt=pay

[28] https://www.nytimes.com/2018/02/12/business/computer-science-ethics-courses.html; http://www.aies-conference.com/wp-content/papers/main/AIES_2018_paper_98.pdf; https://www.csail.mit.edu/people?person[[0]]=role:299 (no one specializes on human rights, research ethics and AI); https://www.acenet.edu/news-room/Documents/Key-Issues-Facing-Higher-Education-Philanthropy-201903.pdf; https://www.aspeninstitute.org/blog-posts/have-foundations-wasted-billions-dollars-education-where-s-o/;

[29] https://www.govtech.com/education/higher-ed/What-Berkeleys-Budget-Cuts-Tell-Us-About-Americas-Public-Universities.html; The rise and fall of American growth: The US living standard since Civil War, 2017, Robert Gorden; The Forgotten Americans: an economic agenda for a divided nation, 2018, Isabel Sawhill;  Global Inequality, A new approach for the age of globalization, 2017,  Branko Milanovic;

Nguyễn Thị Lan Hương