Sinh ra trong một gia đình có mẹ là giáo viên dạy hóa, từ nhỏ, cậu bé Phạm Trường Sơn (sinh năm 1980, Hải Châu, Đà Nẵng) đã có niềm đam mê mãnh liệt với những phép tính, công thức hóa học.
Vào học lớp chuyên hóa của trường trung học phổ thông chuyên Lê Qúy Đôn (niên khóa 1995 – 1998), niềm đam mê ấy càng được hun đúc mạnh mẽ hơn để Sơn quyết định và lựa chọn con đường đi trong tương lai của mình.
20 năm học tập xứ người
Ít ai biết rằng, chàng Tiến sĩ trẻ tuổi vừa trở về Việt Nam hơn một tuần trước là một trong những người trẻ tuổi nhất tại Viện Hàn lâm Khoa học Hunggary.
Tiến sĩ Phạm Trường Sơn trong một lần trở về để chia sẻ về công nghệ “tăng sinh tế bào gốc”. Ảnh: AN |
Kể về chuyến hành trình 20 năm học tập và trưởng thành nơi đất khách, Sơn cho biết, sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh thi đậu vào trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Nhập học chưa đầy một tháng thì mẹ Sơn vào rút hồ sơ của con trai về học tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng vì không chịu được cảnh xa con.
Kết thúc học kỳ 1 chuyên ngành công nghệ hóa lọc dầu với số điểm cao, Sơn nhận được học bổng toàn phần của chính phủ Hunggary và đi du học tại Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest (Hunggary).
Tấm gương sáng của học trò và đồng nghiệp |
“Những ngày đầu xa nhà, đến học tại Budapest của mình rất khó khăn. Cái gì cũng lạ lẫm, nhất là phần tiếng bởi tiếng Hung là một trong mười thứ tiếng khó nhất trên thế giới.
Có những lúc mình tưởng chừng như phải bỏ cuộc giữa chừng để trở về. Vì đến lớp thì không hiểu lời thầy giảng, có đêm chỉ đọc được một trang sách”.
Nhưng với khát vọng học tập để vươn lên cùng sự trợ giúp của những người thầy, người bạn, Sơn đã vượt qua được những thử thách cam go.
Chỉ trong một thời gian ngắn, cậu du học sinh người Việt đã hoàn thành các chương trình học Đại học rồi làm luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ ngay tại trường Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Budappes.
“Ngay từ năm 1, mình đã xin tham gia cùng các anh chị đi trước, các Giáo sư đề tài nghiên cứu khoa học về hóa đồng phần quang học và hóa dược. Những kiến thức thập được từ các đề tài này rất quan trọng, phục cho các nghiên cứu sau này”, Sơn chia sẻ.
Với thành tích đáng nể, Sơn được giữ lại làm giảng viên tại trường Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Budappes vừa nghiên cứu khoa học. Năm 2007, Sơn đạt giải đặc biệt cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn Hunggary.
Năm 2009, chàng trai Việt Nam tiếp tục đạt giải nhất tại hội nghị khoa học quốc tế về hóa dược tại Rumani.
Năm 2010, sau khi hoàn thành luận án Tiến sĩ, Sơn được nhận vào Viện Hàn lâm khoa học Hunggary, bắt đầu một chặng đường mới trên con đường nghiên cứu khoa học.
Trở về để đóng góp
Từ những ngày đầu khăn gói ra đi, Sơn vẫn luôn suy nghĩ sẽ sớm trở về bên gia đình, bạn bè. Nhưng những công trình nghiên cứu, phòng thí nghiệm, dược liệu... cứ níu kéo Sơn ở lại cho đến ngày hoàn thành công trình của mình.
Thấm thoắt gần 20 năm, Sơn mới có dịp mang theo công trình nghiên cứu về “tăng sinh tế bào gốc” từ xứ người trở về.
Chia sẻ về công trình nghiên cứu của mình, Sơn nói: anh và hai bạn thân cũng là đồng nghiệp là Tiến Sĩ Toth Szilard, Tiến Sĩ Zajta Erik đã mang công trình “tăng sinh tế bào gốc” và “Flavonoids giải pháp chống nhờn hoá trị trong điều trị ung thư” về giúp cho người bệnh ung thư tại quê nhà.
Chia sẻ về công trình nghiên cứu của mình, Sơn cho biết:
Học sinh chế tạo mô hình xe rà đinh nhờ vận dụng tác dụng từ của dòng điện |
“Hiện nay trên thế giới, để làm chậm lão hóa, phòng và chữa trị các bệnh hiểm nghèo, người ta sử dụng phương pháp y học tái sinh (tế bào gốc). Tức là cấy tế bào gốc từ ngoài vào cơ thể, nhưng phương pháp này khá đắt đỏ, có nguy cơ biến chứng.
Còn nghiên cứu của Sơn và các đồng nghiệp là kích thích tăng sinh tế bào gốc trong chính cơ thể bằng sử dụng chiết xuất thảo dược mà không cần nuôi cấy ghép. Phương pháp này vừa kinh tế vừa an toàn cho người bệnh”.
Đề tài thứ hai là người bệnh Ung thư trong quá trình điều trị đã bị nhờn thuốc, đó là yếu tố gây tử vong cao trong quá trình điều trị.
Tiến sĩ Toth Szilard đã nghiên cứu là hơn 50% thuốc hoá trị được sử dụng điều trị hiện nay sau 3 tháng hoặc 2 năm đều bị nhờn, mà nguyên nhân là tế bào ung thư tự phát triển một loại protein ABC B1, hoạt động như một cái máy bơm sẽ đưa các chất hoá trị ra khỏi tế bào K, làm nó chống lại các đợt hoá trị.
Tiến sĩ Sơn cũng đưa ra giải pháp hiệu quả dùng thảo dược chiếc suất Flavonoids để chống lại sự nhờn hoá trị này. Ngoài các hội thảo chuyên nghành tại viện Công Nghệ Sinh Học của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và bệnh Viện Tâm Hoa Thái Bình, Sơn và các đồng nghiệp cũng đã tổ chức các buổi hội thảo có tên “Phòng và Chữa Bệnh từ Gốc” tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Bình.
Mục đích của Sơn là để truyền tải thông điệp “quá trình lão hoá và bệnh tật đều bắt đầu từ 2 cái gốc: Tế Bào Gốc và Gốc Tự Do là cái gốc cơ bản nhất của sức khỏe mà ngày nay khoa học tập trung nghiên cứu.
Sơn và các đồng nghiệp truyền tải kiến thức cũng như đo Gốc tự do, yếu tố gây hơn 20 bệnh trong cơ thể: tim mạch, đột quỵ, ung thư... Phép đo này đang thịnh hành tại Châu Âu, nhưng ở Việt Nam chưa được phổ biến.
Nguyên nhân gây Gốc Tự Do cao là do ô nhiễm môi trường, thức ăn độc hại, lối sống rượu và thuốc lá, làm việc căng thẳng...
Với giải pháp Tăng Tế Bào gốc và hạ Gốc Tự Do bằng thảo dược, Sơn và các đồng nghiệp hy vọng mang đến một phương pháp mới chống lão hóa, phòng và chữa bệnh toàn diện và hiệu nhất.
Qua những buổi nói chuyện, Sơn muốn truyền đạt lại những kinh nghiệm trong nghiên cứu cho các sinh viên ngành y để tiếp thêm ngọn lửa đam mê học tập, nghiên cứu và cống hiến vì sức khỏe cộng đồng.