Rộ những thương vụ lạ của lái buôn Trung Quốc

03/11/2011 14:19
Hải Hà (tổng hợp)
(GDVN) - Thời gian gần đây, hàng ngàn hộ dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế điêu đứng khi bị lừa mua “vịt dỏm”, nuôi mãi không lớn...

Rộ những thương vụ lạ của lái buôn Trung Quốc

1. Những ngày qua, nông dân các vùng đồng bằng sông Cửu Long lại rộ lên phong trào gom bắt ốc bươu vàng để bán sang Trung Quốc. Theo đó,

thịt ốc được mua với giá từ 12.000 – 13.000 đồng/kg.

Một chủ cơ sở thu mua ốc bươu vàng ở xã Long Phú, huyện Long Mỹ, Hậu Giang, cho biết: Mỗi ngày cơ sở mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, sau đó sơ chế để giao cho doanh nghiệp bên tỉnh Kiên Giang xuất sang Trung Quốc”.

Việc mua ốc bươu vàng của thương lái giúp cho nông dân nghèo có thu nhập từ 50.000 – 100.000 đồng/ngày. Nhưng theo nhiều nông dân, việc thu mua này chẳng khác nào khuyến khích việc nuôi, dưỡng ốc bươu vàng để bán!

Sơ chế ốc bươu vàng trước khi xuất sang Trung Quốc. Ảnh: Dân Việt.
Sơ chế ốc bươu vàng trước khi xuất sang Trung Quốc. Ảnh: Dân Việt.
Tờ Công an nhân dân đưa tin: Tại xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa), toàn bộ diện tích 391 ha đất trồng lúa của xã đang bị ốc bươu vàng tàn phá.

Ban ngày, ốc thường ẩn náu dưới bùn, bờ ao, bờ mương, hồ nên rất khó phát hiện. Đêm xuống, chúng lên mặt nước cắn ngang thân cây lúa, ăn trụi thành từng đám, khiến nhiều diện tích lúa bị chết hoàn toàn. Nhiều thửa ruộng mới cấy xong đến sáng hôm sau đã thấy đến 30% gốc lúa bị ốc cắn gẫy. Theo kinh nghiệm của người dân, cứ chân ruộng ngập nước là ốc xuất hiện, dày đặc nhất là vào những ngày nông dân đang khẩn trương bước vào vụ lúa hè thu hoặc đông xuân.

Tình trạng ốc bươu vàng tàn phá các ruộng lúa ở Thanh Hóa đang là nguy cơ lớn, khiến người nông dân khốn đốn. Rất nhiều huyện như Thiệu Hóa, Yên Định, Quảng Xương, Thọ Xuân, Đông Sơn… cùng bị thiệt hại, và mức độ trầm trọng tại các thửa ruộng ngày càng lớn hơn.

2. Theo thông tin được đăng tải trên Nông nghiệp Việt Nam: Gần đây, trên địa bàn Bình Phước xuất hiện tình trạng thương lái Trung Quốc tranh mua mủ cao su khiến các doanh nghiệp trong tỉnh gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp (DN) hám lợi đã trộn tạp chất vào mủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín, thương hiệu mủ cao su Bình Phước.
Thương lái TQ ồ ạt mua mủ cao su bất chấp lẫn tạp chất, Ảnh minh họa.
 Thương lái TQ ồ ạt mua mủ cao su bất chấp lẫn tạp chất, Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Văn Trường, chủ DNTN Linh Hương (xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập) cho rằng nếu không cẩn trọng trong quan hệ làm ăn với những nhà nhập khẩu TQ, doanh nghiệp VN sẽ dính bẫy lừa, tiền mất nợ mang mà chẳng biết kêu ai. Dẫn chứng trường hợp của mình, ông Trường cho biết lần ký hợp đồng mua bán mủ cao su đầu tiên, nhóm thương lái TQ luôn giữ uy tín, nhận hàng và giao tiền đúng hẹn để tạo lòng tin. Tuy nhiên, chuyến hàng sau với khối lượng lớn, ông Trường tin tưởng chấp nhận giao hàng trước nhận tiền sau, nhưng sau khi nhận hàng xong nhà nhập khẩu này “lặn” mất tăm chứ không chuyển tiền như đã cam kết. Ông Trường phải năm lần bảy lượt khăn gói qua TQ tìm đến tận nhà của vị khách hàng quen này, nhưng cũng mất hàng tháng trời mới lấy được tiền. Chủ một DNTN tại Bình Phước cho biết: Ngoài chiêu thức “mối quen” và quan hệ uy tín, nhiều thương lái TQ thường sử dụng “bài ca” không thể rút hoặc chuyển tiền vào thứ bảy để "xù" tiền doanh nghiệp VN. Sau một vài chuyến hàng làm quen, một số thương nhân TQ yêu cầu doanh nghiệp đầu mối gom hàng với số lượng lớn, rồi tính toán chính xác thời gian lên hàng và vận chuyển ra đến biên giới sao cho ngày nhận hàng rơi vào thứ bảy, thời điểm không lấy được tiền ngay. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu cao su của VN sang TQ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm nay. Thực tế nhu cầu về mặt hàng nguyên liệu cao su của Trung Quốc vẫn đang rất lớn.3. Thời gian gần đây, hàng ngàn hộ dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế điêu đứng khi bị lừa mua “vịt dỏm”. Bà Trần Thị Hải (quê Nam Đông, Huế), nạn nhân của chiêu lừa đảo chia sẻ với phóng viên Dân trí:  khi con buôn tới bán, ngoài “quảng cáo” vịt siêu nạc thì còn lừa bà mua vịt xiêm con với giá rẻ từ 4.000-6.000 đồng/con. Nhà bà Hải đem về nuôi khoảng 1 tuần, bỗng thấy lớp lông vịt xiêm con không giống vịt xiêm chút nào. Bà chạm vào lông con vịt thì thấy... phẩm nhuộm bám từng mảng nhỏ.
Ông Nguyễn Hữu Ánh, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Nam Đông cho biết đã nhận được thông tin từ dân về vịt này cách đây 20 ngày và trạm đã đi kiểm chứng.
Vịt “cò” có cổ rất dài như con cò. Có nhiều ý kiến cho rằng đây là vịt từ Trung Quốc. Ảnh: Dân Trí.
Vịt “cò” có cổ rất dài như con cò. Có nhiều ý kiến cho rằng đây là vịt từ Trung Quốc. Ảnh: Dân Trí.
Đây là loại vịt từ nơi khác đưa về, có thể là vịt từ Trung Quốc, gốc ở tỉnh Triết Giang. Bà con hay gọi là vịt “cò”. Tổng đàn vịt “cò” hiện có khoảng hơn 2.000 con, chiếm 1/5 tổng lượng vịt toàn huyện. Con số còn có thể lớn hơn vì kiểm tra không hết.

Cũng theo phản ánh của người dân, giống vịt này ăn rất khỏe nhưng... nuôi mãi không chịu lớn. “Vịt siêu nạc chỉ sau 2 tháng đã bán được 170-200 nghìn đồng mỗi con, còn vớ phải vịt này thì bán không ai mua, ăn cũng không được”- một người dân than thở.


Có gì phía sau những thương vụ lạ?

Còn nhớ trước đây, thương lái Trung Quốc từng sang nước ta săn lùng các loại nông sản như: Mèo, gỗ sưa, râu ngô non, rễ hồi, móng trâu, cây kim cương… Lần nào, tác hại để lại cũng nặng nề. Như dịch chuột bùng phát dữ dội vào khoảng năm 1997, cũng vì trước đó người dân rầm rộ bắt mèo bán sang Trung Quốc. Giờ đến lượt thu mua đỉa, ốc bươu vàng khiến không ít người lo âu về hậu quả có thể xảy ra.

Vào khoảng tháng 4/2011, câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu lại khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường. Khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Trên các trang mạng, không ít người rao mua với giá 10.000 đồng/con.
Thu mua đỉa bán sang Trung Quốc. Ảnh: Dân trí.
Thu mua đỉa bán sang Trung Quốc. Ảnh: Dân trí.
Nông dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Tôi thấy đi bắt đỉa đem bán thu nhập còn gấp mấy lần so với việc hì hục làm mấy sào ruộng. Nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu, chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm”. Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Nếu người dân nuôi nhiều, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu họa sẽ không thể tính hết được. Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết PGS.TS Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, kiêm tư vấn chính sách của Viện Nghiên cứu Thương mại trả lời phỏng vấn Dân Việt về những chiêu thu mua lạ của phía TQ: "Buôn bán với TQ có thể nói với chúng ta chưa bao giờ là "chuyện bình thường" cả. Bởi do buôn bán của ta với thương nhân TQ chủ yếu là biên mậu, giao hàng mới trả tiền nên đầy rủi ro. Họ lại có đầy mưu mẹo để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của chúng ta. Phía thương nhân TQ có thể đẩy giá của bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đã xảy ra việc, lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá, đánh tụt xuống ngay lập tức. Hay lúc nông sản của ta vào chính vụ, ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang cho họ thì họ lại bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta”.
Hải Hà (tổng hợp)