“Có lần tôi thấy một em học sinh trong lớp để tóc rất dài, tôi nói nếu ngày mai em không cắt tóc thì đừng đến lớp, và hôm sau tôi không thấy em đó đến lớp học.
Ngay buổi trưa sau khi hết giờ dạy tôi có hỏi thăm và đến nhà em, tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy ngôi nhà của em học sinh đó, nó lụp xụp, vách hở tứ tung.
Ông bố đang ngồi uống rượu, hình ảnh bà mẹ lam lũ ngồi ngay góc nhà và bản thân em học sinh đó đang ngụp lặn dưới ao mò bắt ốc.
Lúc đó tôi chết lặng, hai hàng nước mắt cứ tuôn rơi và chỉ còn biết năn nỉ để làm sao em đi học lại, và hôm sau tôi có đưa tiền cho em đi cắt tóc.
Cũng chỉ vì tôi thiếu sâu sát với học sinh nên đã có những lời nói chưa đúng, mặc dù em đó mới chỉ học lớp 1, với những hoàn cảnh như vậy thì chỉ cần các em đến trường đều đặn thì đã là điều tuyệt vời lắm rồi.
Em học sinh đó có nói với má rằng: Khi nào anh Ba cưới vợ con sẽ nói anh Ba cưới cô giáo Thủy.
Qua lần đó tôi thấy mình cần quan tâm và nhất là về hoàn cảnh gia đình các em hơn nữa.
Trước khi xử lí một tình huống nào đó thì mình phải tìm hiểu rồi mới đưa ra liệu pháp, mỗi em đều có một hoàn cảnh rất riêng và đáng thương”, cô Thủy nói.
Lúc mới đi dạy, tôi lúc nào cũng nguyên tắc, nghiêm khắc để cho học sinh tiến bộ, nhưng đôi khi tôi cũng thấy nguyên tắc đó là sai lầm. Ảnh: Cô Thủy cung cấp. |
Cô Lê Thị Bích Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Đại Điền -Thạnh Phú - Tỉnh Bến Tre, chia sẻ với phóng viên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam: “Tôi ra trường và đi dạy năm 1993, được làm cô giáo là đam mê của tôi hồi còn đi học.
Lúc mới đi dạy, tôi lúc nào cũng nguyên tắc, nghiêm khắc để cho học sinh tiến bộ, nhưng đôi khi tôi cũng thấy nguyên tắc đó là sai lầm.
Tình cảm phải xuất phát từ sự yêu thương, tìm hiểu rõ các em thì Giáo dục mới có kết quả tốt. Tôi thấy đôi khi cần nghiêm khắc và đôi khi cần bỏ qua, mình phải linh động trong từng trường hợp cụ thể.
Một thời gian sau, nhà trường có phân công cho tôi dạy một lớp 3, đây là một lớp ở điểm lẻ và học sinh có lực học rất yếu.
Vừa ra trường, sự hăm hở trong tôi với những buổi đầu đến lớp trong bộ quần áo dài trắng, nhưng khi nhận điểm trường này tôi đã phải mặc những bộ quần áo bình thường vì đến được trường phải qua nhiều cầu tre, kênh mương lầy lội.
Tự nhủ là không sao và dẹp chuyện áo dài sang một bên, tôi thấy các em học sinh ở đây rất thiếu thốn về mọi mặt nên tôi cố gắng đến lớp đều đặn không bỏ buổi nào, các em đang rất cần mình”.
Là vùng sông nước giao thông đi lại khó khăn, thời điểm đó ngoài những trường tập trung ở khu đông dân cư thì còn khá nhiều điểm trường lẻ ở vùng sâu với những lớp khoảng 25 học sinh, các giáo viên phải đi thuyền, đi bộ để đến với các em.
Thường những điểm trường đó phụ huynh rất ít quan tâm đến con cái, sách vở dụng cụ học tập còn thiếu thốn, học sinh thường đi học muộn.
“Có lần đang dạy học sinh tại một điểm trường, các em đang ngồi học trong lớp, và bên ngoài có rất nhiều phụ huynh đứng xem, lớp học không có vách nên phụ huynh đứng cả vào trong lớp.
Tôi thì giảng bài còn phụ huynh thì cứ đứng xung quanh và nói chen vào: Tại sao cô giáo lại rầy la tụi nhỏ vậy? Tụi nhỏ có biết gì đâu? Không học cũng không sao, nhà tôi chỉ lo được đến vậy thôi nên cô đừng la tụi nó.
Tôi nhẹ nhàng nói: Nếu các anh chị có điều gì không vừa lòng thì xin phép cho tôi được gặp riêng sau buổi học, sau đó tôi có giải thích để phụ huynh và họ cũng đã hiểu được vấn đề”, cô Thủy cho biết.
Từ những năm sau, cô Thủy tự thấy mình phải thay đổi và không nên cứng nhắc nữa, cô quan tâm và gần gũi với các em học sinh hơn, đến nhà tìm hiểu hoàn cảnh, giải thích để phụ huynh hiểu được và động viên các em đi học đều đặn.
Có một số học sinh chưa được gia đình quan tâm đến vấn đề vệ sinh cá nhân, rồi đi chân đất, mặc áo trái… cô có gặp riêng những em đó, hướng dẫn cách để em có thể tự làm một mình, và thật bất ngờ là từ hôm đó trở đi, ngày nào các em đến lớp cũng rất sạch sẽ.
Cô Thủy giúp đỡ và quan tâm đến học sinh trong mọi tình huống và không bao giờ để các em phải tổn thương hay ngượng trước các bạn bè trong lớp.
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, từ một em học sinh để tóc dài cho đến những em mặc áo ngược, quên sách vở... sau khi cô Thủy bình tĩnh tìm hiểu thì mới nhận thấy nếu la mắng hay phạt các em thì đó là điều sai lầm.
Tôi cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với các em, giúp được các em từ quyển vở, cây bút hay giúp đỡ những em học yếu là việc làm thường xuyên của tôi. Ảnh: Cô Thủy cung cấp. |
“Các em cũng chia sẻ với tôi nhiều hơn, những nỗi niềm mà các em mong chờ cũng được các em thổ lộ, những em có bố mẹ đi làm xa phải ở nhà với bà nội, có những em buổi sáng đi học nhưng chiều về lại phải đi bắt cua phụ giúp gia đình.
Tôi cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với các em, giúp được các em từ quyển vở, cây bút hay giúp đỡ những em học yếu là việc làm thường xuyên của tôi.
Mục tiêu hàng đầu tôi đặt ra khi đi dạy là: Nhân cách. Vậy nên bằng mọi biện pháp tôi đã dạy cho học sinh rằng Đạo đức là đầu tiên, có sự yêu thương và một số điều cơ bản để các em học sinh nắm được.
Chính vì mục tiêu đó nên tôi rất gần gũi và yêu thương học sinh, hàng ngày tôi đều quan sát, em nào vui hay buồn, quần áo ra sao, vướng mắc chuyện gì, có biểu hiện gì khác biệt…thì tôi đều hỏi thăm và tìm hướng giúp đỡ”, cô Thủy chia sẻ.
Tự nhìn thấy hình ảnh của mình
“Sau khi tôi và các giáo viên trong trường được xem Video ghi lại những tiết dạy của 8 thầy cô trong chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, tôi thấy có chút gì đó hình ảnh của mình và tự nhủ mình cần phải thay đổi hơn nữa.
Tôi sẽ cố gắng hết sức để mang lại những gì tốt đẹp nhất cho học sinh của mình, nhưng đâu đó trong giờ học tôi vẫn có thể mắc phải một số lỗi.
Tôi không thể làm các em sợ mình được, tôi cũng không hiểu tại sao? |
Tôi tự thấy mình nhiều khi nghiêm khắc quá, hơi khô khan đối với tình cảm của các em.
Trong tiết học trước tôi có dặn học sinh rằng đến tiết học sau các em phải chuẩn bị dụng cụ học tập, nhưng cũng có một số em quên chuẩn bị.
Trước đây với những em hay quên đó thì tôi rất nghiêm khắc, tôi sẽ phê vào sổ đầu bài, hoặc báo trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp kỉ luật.
Nhưng sau này với những em hay quên, tôi có chuẩn bị những tờ giấy trắng để các em sử dụng. Tôi tạo mọi phương diện, mọi điều kiện để các em được tham gia học tập.
Tôi cũng nói với các em rằng: Hôm nay em quên sách vở là cô nghĩ em không có trách nhiệm đối với việc học của em. Cô mong tiết học sau em sẽ nhớ việc cô dặn.
Tôi lấy một bài hát, một câu truyện nhỏ để áp dụng vào giáo dục ở trên lớp, có thể mở đầu tiết học bằng một động tác múa, có hôm tôi đeo một chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh vào lớp khiến các em rất thích thú.
Tôi nhận thấy tuổi tác không còn là vấn đề cản trở giữa thầy cô giáo và học sinh, miễn là người giáo viên phải toàn tâm toàn ý lo cho các em.
Tôi rớt nước mắt và xem đi xem lại những Video đó, thấy mình nên mạnh dạn nhận lỗi, không chỉ mình bản thân tôi mà rất nhiều giáo viên khác cũng cần phải thay đổi ngay.
Tôi nhận thấy từ cái liếc mắt, từ sự mỉa mai trong từng câu nói của mình đối với các em và thật sự thấy mình rất có lỗi, tôi đã phải thốt lên răng: “Trời ơi tại sao mình lại xấu xa như vậy”, cô Thủy nêu quan điểm.
Thay đổi từ phương pháp, cách giảng bài, từ thái độ, lời ăn tiếng nói đối với học sinh, từ những việc mình làm …cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến các em.
Mình cần hiểu được tâm lí học sinh của mình, quan tâm sát sao hơn để phát hiện những thay đổi của các em,
Trong công việc dạy học hàng ngày thì cố gắng bao nhiêu cũng không đủ, bản thân mình tự nhận thấy phải cố gắng hơn nữa và thay đổi hàng ngày, chính vì vậy mà tôi nói cứ phải thay đổi.