Trong đó, công tác quan tâm giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số đã đạt được những con số đáng phấn khởi.
Cụ thể, hiện nay 100% trẻ người dân tộc thiểu số học mầm non trên địa bàn tỉnh được học tăng cường tiếng Việt;100% học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số được học 2 buổi/ngày và được học tăng cường Tiếng Việt.
Tiếp tục thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và Trung học cơ sở đảm bảo mục tiêu .
Ngành giáo dục huyện đã, thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh theo từng cấp học.
100% trường phổ thông tổ chức tốt thể dục đầu giờ và giữa giờ với nội dung phong phú. Các đơn vị duy trì và tổ chức tốt phong trào văn nghệ, thể dục thể thao cấp trường.
Các đơn vị thực hiện tốt quy định vệ sinh trường học, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong thực hiện các nhiệm vụ y tế trường học.
Trong năm học 2018 – 2019 trên 40 trường được kiểm tra, giám sát đều đạt yêu cầu về công tác Y tế trường học, không có vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học.
Thực hiện tốt công tác mua sắm, tiếp nhận, quản lý, khai thác và sử dụng thiết bị trường học.
Nhiều trường tổ chức cho giáo viên, học sinh tự làm thiết bị dạy học, vừa đáp ứng nhu cầu dạy và học, vừa nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh.
Các trường đã tích cực vận động nhân dân tu sửa cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp đảm bảo đủ phòng học đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Đặc biệt là việc huy động sức dân để san mặt bằng, tu sửa nhà, lớp học đã bị xuống cấp và hư hỏng sau mưa lũ.
Huyện Nậm Pồ bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ giáo viên trước thềm năm học 2029 - 2020. (Ảnh phòng Giáo dục Nậm Pồ) |
Chỉ đạo rà soát nhà vệ sinh, công trình nước sạch; ưu tiên bố trí nguồn vốn và huy động xã hội hóa để đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh, công trình nước sạch.
Thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Tuy nhiên, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện còn nhiều khó khăn như thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non do quy mô lớp, trẻ mầm non không ngừng tăng song số lượng người tuyển dụng làm việc lại ít.
Tình trạng học sinh đi học không chuyên cần, học sinh bỏ học còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ; chất lượng giáo dục phổ thông vùng cao, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh.
Nguyên nhân chủ yếu do động lực, nhu cầu học tập và sự chuyên cần của học sinh vùng đặc biệt khó khăn chưa cao; học sinh dân tộc thiểu số kết hôn sớm, theo gia đình di cư tự do; trình độ chuyên môn một số giáo viên còn hạn chế.
Năm học 2019 – 2020 ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ quyết tâm thực hiện quy trình sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục theo Đề án tổng thể về rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2016-2020. Xây dựng phương án rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2021-2025. Xây dựng Kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm học 2020-2021.
Cảm động cô học trò địu em trai trên lưng, vượt hơn 3 km để tới trường |
Tích cực tuyên truyền, vận động, huy động tối đa dân số trong độ tuổi đến trường, duy trì sỹ số học sinh; vận động đưa học sinh lớp 3, 4, 5 từ các điểm bản về trung tâm; sắp xếp tăng số học sinh/lớp nhưng không vượt quá quy định.
Phấn đấu huy động dân số trong độ tuổi từ 3 tháng đến dưới 36 tháng tuổi học nhà trẻ đạt 38,1%; 3-5 tuổi học mẫu giáo đạt 997,1%; 5 tuổi ra lớp đạt 99,8%; 6 tuổi học lớp 1 đạt 99,8%; 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,6%; 11 tuổi học lớp 6 đạt 96,2%; 11-14 tuổi học THCS đạt 96%.
Trong nhiệm vụ cụ thể, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ đã ban hành văn bản số 613/PGĐT để hướng dẫn một số nhiệm vụ đầu năm học 2019 – 2020 trong đó có yêu cầu đảm bảo 100% học sinh có giáo khoa, vở viết phục vụ năm học mới.
Các trường đảm bảo huy động 100% học sinh ra lớp trong năm học mới, đảm bảo trường lớp phục vụ năm học mới.
Các bếp ăn bán trú cũng được phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ đảm bảo vệ sinh an toàn, kiểm soát từ đầu vào thực phẩm đến khâu kiểm tra các bữa ăn của học sinh theo đúng quy định.
Thực hiện các nguyên tắc công khai tài chính thực đơn, phiếu báo ăn, bản chấm cơm…
Không để tình trạng học sinh bỏ về.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ủy ban nhân dân huyện Nâm Pồ giao cho ngành giáo dục.