Ngày 18/7, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La bước sang ngày làm việc thứ tư phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo liên quan đến những bê bối trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Ngày làm việc này phiên tòa bước vào phần tranh tụng giữa luật sư bào chữa cho các bị cáo và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố tại Tòa. Phiên tòa hứa hẹn nhiều vấn đề sẽ được làm sáng tỏ.
Gian lận thi Sơn La, nâng điểm cho 4 thí sinh do quen biết một lần đi ăn sáng |
Đáng nói, trong những ngày làm việc trước, phần xét hỏi nhân chứng và người có liên quan được Hội đồng xét xử hỏi đã trả lời ngược lại hoàn toàn so với những lời khai trước đó tại cơ quan điều tra.
Nhiều nhân chứng trước tòa khai báo, thông qua mối quan hệ quen biết, bạn bè, chỉ nhờ các bị cáo xem giúp điểm thi, chứ không nhờ nâng điểm thi.
Số tiền cảm ơn qua việc xem điểm này từ vài trăm triệu đồng đến hơn một tỷ đồng "chỉ là tiền uống nước".
Lý do mà nhiều phụ huynh có con được nâng điểm cũng như cấp trung gian ngụy biện rằng muốn biết điểm trước để kịp điều chỉnh nguyện vọng. Tuy nhiên, trên thực tế sau ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi, các thí sinh lúc đó mới lựa chọn nguyện vọng.
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga khai trước tòa làm theo chỉ đạo nâng điểm cho các thí sinh theo chỉ đạo của cấp trên Trần Xuân Yến. Ảnh: Vũ Phương. |
Còn trong phiên tòa diễn ra vào chiều ngày 17/9, cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Xuân Yến đã phản bác lại những lời khai của thuộc cấp nói mình đã chỉ đạo để nâng điểm thi cho các thí sinh.
“Bị cáo Nga khai như vậy là không đúng. Bị cáo gọi Nguyễn Thị Hồng Nga vào phòng làm việc nói thủ trưởng có nhờ xem điểm cho một số thí sinh thì làm thế nào. Bị cáo sau đó đưa danh sách để bị cáo Nga xem.
Bị cáo đưa danh sách thí sinh cho bị cáo Nga vào ngày 30/6/2018 tại phòng xử lý bài thi trắc nghiệm. Bị cáo nói nhỏ với Nga là nhờ xem điểm cho các thí sinh của thủ trưởng.
Ngoài bị cáo Nga, bị cáo không trao đổi với người khác cũng không chỉ đạo bị cáo Nga nâng điểm cho các thí sinh”, bị cáo Trần Xuân Yến nói trước Tòa.
Đáng chú ý, bị cáo Trần Xuân Yến khi được luật sư Trần Thị Kim Thanh – Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Xuân Yến hỏi có bị mớm cung, ép cung không, bị cáo Trần Xuân Yến trả lời trước Hội đồng xét xử là có bị mớm cung.
Cựu Phó Giám đốc cho rằng, trong biên bản tự khai, bị cáo chỉ khai nhờ xem điểm, nhưng trong biên bản lấy lời khai lại ghi nhờ nâng điểm.
Trả lời trước Hội đồng xét xử về việc này, bị cáo Trần Xuân Yến vẫn một mực khai mình chỉ nhờ xem điểm.
Cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La phủ nhận việc chỉ đạo bị cáo Nga nâng điểm cho các thí sinh. Ảnh: Vũ Phương. |
Đáng nói, không thừa nhận hành vi của mình, cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La lại khẳng định với vai trò là Tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm, bị cáo đã làm đúng trách nhiệm.
Còn bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga đã thừa nhận trước Hội đồng xét xử hành vi sai trái của mình trên cương vị nhiệm vụ, công việc được giao trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018.
Cựu chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La Nguyễn Thị Hồng Nga khai đã thực hiện việc sửa chữa bài thi, thay đổi hệ thống theo sự chỉ đạo của cấp trên tức bị cáo Trần Xuân Yến.
Bị cáo Trần Xuân Yến cũng chỉ cách cho bị cáo Nga dùng phần mềm để xóa dữ liệu trên máy tính.
Bị cáo Nga cũng “tố” cấp trên trước khi diễn ra kỳ thi có gọi bà vào phòng làm việc của bị cáo Trần Xuân Yến để bàn cách làm thế nào để nâng điểm bài thi trắc nghiệm. Trần Xuân Yến nói với thuộc cấp, trong kỳ thi này có con em của các sếp trong sở.
Sếp ở đây là ông Hoàng Tiến Đức. Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia hội đồng thi, bị cáo Nga nói với bị cáo Yến rằng nâng điểm chỉ có cách xóa đáp án sai và tô lại đáp án đúng.
Hơn nữa, muốn nâng được điểm thì túi bài thi không được niêm phong và cần có sự hỗ trợ của bên công an làm nhiệm vụ giám sát.
Trước hội đồng xét xử, bà Hoàng Thị Thành phủ nhận việc đưa 440 triệu đồng tiền cảm ơn bị cáo Cầm Thị Bun Sọn đã giúp nâng điểm cho con trai đỗ vào trường công an. Ảnh: Vũ Phương. |
Phiên tòa ngày 17/10 cũng có sự xuất hiện nhân chứng là bà Hoàng Thị Thành khi được Luật sư Bùi Việt Anh bào chữa cho bị cáo Cầm Thị Bun Sọn đối chất về số tiền 440 triệu đồng.
Khi sự việc bị bại lộ, phụ huynh có con được nâng điểm đã từ chối một khoản tiền rất lớn gần nửa tỷ đồng dù trước đó dùng để “cảm ơn” khi sự việc trót lọt.
Bà Hoàng Thị Thành, Chủ tịch Hội nông dân huyện Quỳnh Nhai đã phủ nhận việc đưa khoản tiền 440 triệu đồng cho bà Cầm Thị Bun Sọn sau khi con bà Thành đỗ vào trường công an.
Trả lời câu hỏi của luật sư Bùi Việt Anh, bị cáo Cầm Thị Bun Sọn khai rằng, đã nhận tiền của bà Hoàng Thị Thành 440 triệu đồng.
Bị cáo Cầm Thị Bun Sọn dự định trích ra 200 triệu đồng để cảm ơn những thành viên trong tổ xử lý bài thi đã giúp đỡ.
Số tiền còn lại 240 triệu đồng bị cáo Sọn định gửi lại cho bà Thành vì nghĩ bà Thành là bạn.
Tại cơ quan điều tra, bị cáo Sọn vẫn xin 240 triệu đồng để trả lại tiền cho bà Thành. Nhưng sau khi được cơ quan điều tra giải thích, bị cáo đã nộp lại 240 triệu đồng này cho cơ quan điều tra. Việc giao nộp tiền có biên bản, có số seri.
“Tôi không đặt vấn tiền nong gì với bị cáo Sọn. Còn việc bị cáo Sọn khai tôi đưa 440 triệu đồng là sai”, bà Hoàng Thị Thành nói.
Số tiền 440 triệu đồng bị cáo Cầm Thị Bun Sọn khai nhận từ bà Hoàng Thị Thành, nhưng bà Thành nói không đưa. Ảnh: Vũ Phương. |
Như vậy số tiền 440 triệu đồng bị cáo Cầm Thị Bun Sọn khai nhận từ bà Hoàng Thị Thành, nhưng bà Thành nói không đưa thì từ đâu mà có hay bị cáo Cầm Thị Bun Sọn tự nghĩ ra.
Được biết, Cầm Thị Bun Sọn và bà Hoàng Thị Thành là bạn học cùng cao học.
Theo cáo trạng, trước khi chấm thi, bị cáo Cầm Thị Bun Sọn được bà Hoàng Thị Thành đặt vấn đề, đưa thông tin của thí sinh Dương Hoàng Trung (con trai bà Thành) nhờ nâng điểm các môn Toán, Văn, Lịch Sử để đủ điểm xét tuyển vào trường công an nhân dân.
Con bà Thành được bị cáo Sọn nâng điểm đã đỗ vào trường công an với điểm số rất cao. Tuy nhiên, sau thẩm định điểm của Dương Hoàng Trung bị giảm 13,65 điểm và bị trường trả về địa phương.