Xã hội luôn đòi hỏi rất cao người giáo viên về mọi mặt. Bởi thế, thầy cô luôn phải sống mẫu mực, chuẩn mực đặc biệt là trong môi trường giáo dục.
Những hình ảnh bạo lực học trò sẽ chỉ làm ngành giáo dục gặp khó khi lấy lại niềm tin của nhân dân. (Ảnh Tổng hợp) |
Thế nên chẳng may giáo viên nào đó có sai sót điều gì thì “gạch đá” từ công luận sẽ không bao giờ tha thứ hoặc cho cơ hội để sửa chữa, để làm lại.
Không còn cơ hội cho thầy cô dùng dùng vũ lực với trẻ
Cách đây vài tháng, cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang giáo viên trường Tiểu học Quán Toan (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) đã bị đuổi khỏi trường vì đã tát học sinh lớp 2 trong giờ kiểm tra.
Gần đây nhất là cô Nguyễn Hồng Hà, giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh) vừa bị buộc thôi việc vì đã đánh, nhéo nhiều học sinh trong giờ học.
Mặc dù, cô Hà cho rằng “Clip quay trong bốn ngày liền nhưng chỉ có 20 phút và có sử dụng kỹ xảo gây phản cảm cho người xem là cô liên tục đánh em này đến em khác.
Trong khi các hình ảnh xảy ra được ghi nhận ở mỗi thời điểm và hoàn cảnh ở các buổi học khác nhau”.
Mặc dù, cô Hà nói lý do đánh, nhéo tai và mắng chửi các em là do tuần đầu tiên năm học, nhiều học sinh chưa nề nếp, còn nói chuyện,... nên cô nóng vội.
Mặc dù, cô cũng đã thừa nhận:"Việc xúc phạm học sinh dù nặng hay nhẹ đều không được phép nhưng thực sự tôi không dùng công cụ roi vọt để muốn làm các em quá đau và gây thương tích".
Mặc dù, cô đã xin chịu trách nhiệm, sẵn sàng nhận kỷ luật nhưng mong muốn được xem xét theo đúng mức độ của sự việc một cách công tâm.
Tuy thế, quyết định buộc thôi việc với cô đã có hiệu lực vào ngày 21/10.
Giáo viên cần thay đổi suy nghĩ
Trước quyết định buộc thôi việc các cô giáo ấy, cũng có không ít người cho rằng mức kỉ luật là quá nặng (có thể kỉ luật không đứng lớp một năm thậm chí vài năm) vì dù sao động cơ phạm lỗi của các cô đều tốt: “Muốn học sinh tốt hơn”.
Từ trước đến nay, nhiều thầy cô luôn có suy nghĩ dùng biện pháp mạnh với học trò là giáo viên đang muốn tốt cho các em.
Nếu không thương, không vì các em, giáo viên đã áp dụng biện pháp makeno chứ dại gì rước vạ vào thân? Không ít người vẫn đang biện minh cho câu nói: “Thương cho roi cho vọt”.
Dù những suy nghĩ ấy không sai, vì rõ ràng trong thực tế khi thầy cô nghiêm khắc học sinh học tập và sinh hoạt sẽ có nề nếp hơn và ngược lại.
Những giáo viên dễ dãi chỉ luôn dùng lời nói cũng khó đưa các em (đặc biệt là lứa tuổi tiểu học) vào nền nếp của lớp, của trường.
Thế nhưng hiện nay, giáo dục bằng bạo lực đã đang bị lên án rất gay gắt.
Những hành động dùng bạo lực đã không còn phù hợp với xã hội của chúng ta ngày nay.
Nếu vài chục năm về trước, thầy cô còn bắt học trò quỳ trên gai mít, thầy phạt roi trò đến bầm mông, tát tai đến bầm má… nhưng gia đình vẫn cho là chuyện bình thường.
Thì ngày nay, những điều ấy đã vi phạm pháp luật về tội bạo hành, ngược đãi trẻ em và pháp luật đã có khung hình xử phạt riêng.
Không nói gì đến giáo viên, cha mẹ đánh con còn bị người đời lên án, nặng còn bị truy tố trước pháp luật.
|
Giáo viên nên ý thức hơn trong chuyện này để tránh rước vạ vào thân mình như những đồng nghiệp bị đuổi khỏi trường trước đó.
Nếu không thay đổi sẽ còn nhiều thầy cô rời bục giảng
Một trong những tác động để giáo viên phải dùng bạo lực với học sinh một phần cũng do lớp học quá đông, áp lực thành tích lại quá nhiều.
Thế nhưng khi ngành giáo dục chưa thể có giải pháp hữu hựu để hạn chế tình trạng này thì bản thân mỗi thầy cô giáo phải tự mình thay đổi cách nghĩ, cách làm.
Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh nhờ giúp đỡ từ việc chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập ở nhà hay việc trò hay nói chuyện, quậy phá trong giờ học…
Những tiết dạy trên lớp, để thu hút tất cả học sinh tham gia, thầy cô cần có sự thay đổi về các hình thức dạy học sẽ tạo sự hứng thú cho các em.
Tận dụng tối đa thời gian để tổ chức học tập tránh những thời gian “chết” trên lớp để tạo cơ hội cho các em nói chuyện, cà khịa với nhau.
Thầy cô hãy bớt vì thành tích cá nhân, thành tích của lớp mà áp đặt hay đòi hỏi các em quá mức. Em học giỏi các môn sẽ có những em chưa thể theo kịp chương trình.
Cần đánh giá học sinh bằng những tiến bộ đạt được của bản thân em ấy.
Khi học sinh vi phạm nhiều lần mà đã nhắc nhở không được, thầy cô liên hệ trực tiếp với phụ huynh để cùng tìm cách giúp đỡ và giáo dục các em.
Cuối cùng thì phải tự học tính nhẫn với học trò và với chính bản thân mình. Vì nếu không như thế, ngày hôm nay đồng nghiệp mình phải rời bục giảng thì ngày mai rất có thể sẽ là chính mình.
Tài liệu tham khảo:
https://vietnamdaily.net.vn/tin-247/danh-nhieu-hoc-sinh-lop-2-co-giao-bi-buoc-thoi-viec-74972.html