Ngày 31/10/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố chương trình Sữa học đường, với chủ đề “Chung tay vì một Việt Nam vươn cao”, nhằm cải thiện tinh thần dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Chương trình bắt đầu từ ngày 1/11
Theo ông Từ Lương – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu từ ngày 1/11, hơn 300.000 trẻ em mầm non, học sinh tiểu học (lớp 1) trên địa bàn 10 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh (các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè và Bình Chánh) sẽ được uống sữa trong khuôn khổ chương trình sữa học đường.
Ai phải chịu trách nhiệm về việc pha thêm 14 chất khác vào Sữa học đường Hà Nội? |
Loại sữa tham gia chương trình này là sữa tươi tiệt trùng hộp giấy 180ml có đường và không có đường của Công ty Vinamilk.
Các em sẽ được uống 5 lần/tuần, trước mắt áp dụng thí điểm trong học kỳ 1 của năm học 2019 – 2020.
Đây là chương trình được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, trong đó Nhà nước hỗ trợ 30% chi phí, doanh nghiệp hỗ trợ 20% và phụ huynh chỉ phải trả 50% giá trị hộp sữa (hơn 3.000 đồng).
Ông Từ Lương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: Trung tâm báo chí) |
Ngay sau khi chương trình kết thúc thí điểm vào cuối học kỳ 1, Ban đề án Sữa học đường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ họp đánh giá, tổng kết, lấy ý kiến, tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân tiếp tục triển khai, nhân rộng ra số quận, huyện áp dụng chương trình này.
Bà Bùi Thị Diễm Thu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Chương trình này áp dụng cho cả trường học công lập, ngoài công lập và kể cả các nhóm trẻ độc lập tư thục.
Bà Bùi Thị Diễm Thu - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: Trung tâm báo chí) |
“Đây là chương trình hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, không ép buộc phụ huynh tham gia, và sẽ không có áp chỉ tiêu thi đua, đánh giá qua chương trình này” – bà Bùi Thị Diễm Thu nói tiếp.
Cho tới nay, chỉ có khoảng hơn 53% số học sinh, trẻ mầm non trong độ tuổi, hơn 80% số trường trên địa bàn đăng ký tham gia chương trình Sữa học đường.
Trẻ béo phì nên sử dụng sữa không đường
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ từ 3 đến 6 tuổi nên sử dụng từ 4 đến 4,5 đơn vị sữa mỗi ngày, tương đương với một miếng phô mai, 100ml sữa chua, 200 – 250ml sữa dạng lỏng, không phân biệt trẻ thừa cân, béo phì hay trẻ bình thường.
Học sinh Hà Nội đang uống thực phẩm chức năng mà cứ ngỡ Sữa học đường? |
Thế nhưng, với dạng trẻ này, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, các em nên sử dụng sữa không đường.
Sữa học đường sẽ được in logo trên hộp, để phân biệt với các loại sữa được bán trên thị trường. Sữa này sẽ đảm bảo đúng chất lượng, đáp ứng đủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu, theo thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: Trung tâm báo chí) |
Trong nhiều ngày vừa qua, để đảm bảo chương trình này tiếp cận đến đúng với các trẻ em – đối tượng được thụ hưởng chương trình Sữa học đường, các cơ có liên quan và doanh nghiệp đã tổ chức tập huấn cho khoảng 5.000 đại biểu, là lãnh đạo các trường, cán bộ y tế, kế toán, giáo viên, đại diện hội phụ huynh học sinh của gần 2.000 trường, nhóm lớp của 10 quận, huyện nằm trong chương trình này.