LTS: Sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: Tôi "thách" Bộ trưởng Thăng cứu được HN, TP HCM khỏi kẹt xe. Tòa soạn đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ, phản hồi từ phía bạn đọc. Những cảm nghĩ, những góp ý, những chia sẻ đầy tâm huyết và cầu thị của độc giả đối với vị tân bộ trưởng của Ngành giao thông. Báo điện tử GDVN xin trích đăng những ý kiến đó để bạn đọc cùng chia sẻ....
Ý thức người tham gia giao thông kém cũng là nguyên nhân gây tắc đường? |
Độc giả Hoàng Ngọc Mỹ ở địa chỉ Eamil: thanglongxdvp@gmail.com chia sẻ: Từ trước đến nay tôi chưa thấy lãnh TP Hà Nội đưa ra giải pháp tổng thể nào để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông? Đến nay, tân bộ trưởng Đinh La Thăng đã mạnh dạn đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết như: đổi giờ học, đổi giờ làm, phát triển phương tiện công cộng… Tôi thấy người tham gia giao thông rất thiếu ý thức, không biết chờ đợi, mạnh ai người ấy đi… Bây giờ theo tôi, cả xã hội hãy ủng hộ cho Bộ trưởng Thăng, hãy cứ để cho ông Thăng đưa ra các quyết sách và làm… có làm thì có vướng mắc, vướng mắc đâu thì sửa ở đó rồi điều chỉnh….
Độc giả Lý Đức Vũ ở địa chỉ Eamil: lyducvu@gmail.com cho rằng: tôi thấy các cấp còn thiếu nghiêm khắc với vấn đề lấn chiếm. Tôi chỉ nêu ví dụ nơi tôi sinh sống: Các quán game tràn lan, xe máy để chiếm hết vỉa hè 2 bên đường và còn để 2 hàng dưới lòng đường. Đoạn đường qua chợ thì các hàng quán bày ra gần giữa đường, thế là đường thành chợ. Chính quyền địa phương “làm ngơ”. Dân đã phản ảnh nhiều lần, nhưng vẫn “án binh bất động”. Ở nước ta, cứ ở đâu có vỉa hè là có hàng quán, tại sao không dẹp đi. Tại sao cho để xe dưới lòng đường?
Còn việc phân làn thì không triệt để, người đi xe máy vẫn lấn sang phần đường dành cho oto. Theo tôi phải có dải phân cách cứng suốt tuyến và phải phạt thật năng những ai vi phạm. Luật phải công bằng ôtô vi phạm thì phạt, còn xe máy vi phạm thì không. Phải như các nước: ai có lỗi thì phải chịu, kể cả chết người, có như thế người đi xe máy mới sợ mà đi cho đúng luật.
Cần phải sửa thói xấu mạnh ai nấy đi? |
Còn bạn Châu Giang ở địa chỉ Eamil: ngocha152@hotmail.com đánh giá: Nguyên nhân ùn tắc thì bàn nhiều rồi, nguyên nhân nào cũng đúng :Hạ tầng quá tải, ý thức tham gia giao thông, quản lý yếu kém là 3 nguyên nhân ai cũng thuộc lòng... Tài năng của lãnh đạo là chọn điểm đột phá, ưu tiên cái gì trước.
Hạ tầng lạc hậu quá tải, quy hoạch kém : Quá đúng, nhưng để có hạ tầng tiên tiến hết quá tải phải có rất nhiều tiền, phải có nhiều chuyên gia giỏi và thời gian lâu dài, chúng ta vẫn đang làm những việc đó tích cực tùy theo khả năng của mình, tuy nhiên vì còn nghèo đông con nên “vắt mũi không đủ bỏ miệng”,vì thế chúng ta sẽ và tiếp tục...
Ý thức người tham gia giao thông kém : Quá đúng, nếu mọi người cứ tự giác có ý thức như Thúy Điển, Anh, Pháp thì còn nói gì nữa...Chúng ta cũng rất tích cực tuyên truyền đấy chứ, thậm chí còn đưa giáo dục an toàn giao thông vào trong các trường tiều học. Nhưng thay đổi ý thức phải kiên trì và qua nhiều thế hệ, ý thức là văn hóa trong khi đó Hà Nội và Hồ chí Minh đang bị “Nông thôn hóa thành thị” đây là việc lâu dài...
Quản lý, điều hành kém: Cái này thì rõ ràng rồi! Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng lực lượng quản lý giao thông lực bất tòng tâm, cảnh sát giao thông phơi nắng mưa hít bụi nhưng tăcxi, oto cá nhân phát triển tràn lan không kiểm soát, vỉa hè đường phố thì phường tận thu để làm kinh tế...
Nước mình còn nghèo, cán bộ nhân viên và cảnh sát giao thông không nằm ngoài tình trạng khó khăn chung nên lực bất tòng tâm. Vậy đâu là khâu đột phá? Chính là bắt đầu từ cơ quan quả lý nhà nước, từ những người chịu trách nhiệm cao nhất, quyết liệt dũng cảm, đó chính là khâu đột phá đầu tiên: Tư duy của người lãnh đạo.
BT Thăng chính là người như vậy, Chính phủ đã lựa chọn đúng người đúng tầm để giải quyết những nhiệm vụ lớn và nan giải của ngành Giao thông.
Bạn đọc Đỗ Văn Chiến có địa chỉ Eamil: dvchienhn@yahoo.com đã khẳng định: Viêc tắc đường tại các thành phố HNội và TP. HCMinh là vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội cũng như của cả Chính Phủ chứ không chỉ một mình ông Đinh La Thăng. Nếu cả xã hội và Chính Phủ cùng với quyết tâm của người đứng đầu ngành giao thông kiên quyết thực hiện các biện pháp tháo gỡ thì mới chuyển biến được. Có những biện pháp lâu dài như: đường trên cao, đường ngầm...
Nhưng có những biện pháp có thể làm ngay được như: phân làn giao thông, thay đổi giờ làm việc, giờ học, giải phóng vỉa hè... chúng ta đã nói nhiều nhưng làm ít, đề nghị đây là những việc cần làm ngay..