Nhiều quốc gia đưa toán xác suất thống kê vào dạy học từ tiểu học

12/11/2019 06:36
Trinh Phúc
(GDVN) - Theo thầy Hà Đình Mạnh thì kiến thức toán xác suất thống kê đã được đưa vào chương trình tiểu học từ lâu nên không có gì phải lo lắng.

Việc kiến thức xác suất, thống kê sẽ được đưa vào dạy từ lớp 2 khiến nhiều phụ huynh học sinh lo lắng vì cho rằng sẽ khó tiếp thu đối với con cái họ.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy giáo Hà Đình Mạnh, giáo viên của Hệ thống Học mãi cho rằng, thực ra đối với học sinh tiểu học thì không gọi là “xác suất thống kê” mà chỉ bài toán có nội dung “ yếu tố thống kê”.

Trong chương trình tiểu học hiện hành, nội dung thống kê đã được đưa vào chương trình từ lớp 3 với bài làm quen với số liệu thống kê (Sách giáo khoa toán 3, Trang 134, 136).

Tuy nhiên cũng không phải đến lớp 3 nội dung “thống kê” mới được đưa vào chương trình.

Thầy Hà Đình Mạnh cho rằng không quá lo lắng khi đưa toán xác suất thống kê vào chương trình lớp 2 (ảnh do nhân vật cung cấp).
Thầy Hà Đình Mạnh cho rằng không quá lo lắng khi đưa toán xác suất thống kê vào chương trình lớp 2 (ảnh do nhân vật cung cấp).

Ngay trong chương trình lớp 2 với bài “Ngày, tháng” (sách giáo khoa toán 2, trang 79, 80), học sinh đã được làm quen với các yếu tố, các số liệu thống kê qua nội dung các bài tập. Ví dụ:

Với bài toán trên ta thấy không hề khó đối với học sinh và nó mang yếu tố thống kê và không hề khó.

Thầy Mạnh cho biết thêm, trong chương trình tiểu học nếu nói giải phương trình thì chắc chắn phụ huynh học sinh đều cho rằng con cái của họ không thể tiếp thu được nhưng thực ra cũng chỉ là dạng toán tìm x mà các em học sinh thường làm (phương trình bậc nhất).

Như vậy, nếu xét về yếu tố thống kê thì các phụ huynh yên tâm, các con hoàn toàn có thể tiếp thu tốt kiến thức của mình.

Dạy xác suất, thống kê giúp trẻ phát triển kỹ năng cơ bản hàng ngày
Dạy xác suất, thống kê giúp trẻ phát triển kỹ năng cơ bản hàng ngày

Còn đối với nôi dung “Xác suất” thì trong chương trình tiểu học không nói đến nhưng không có nghĩa là chưa đề cập.

Những bài toán có nội dung  “Xác suất” thường là những bài toán vận dụng cao.

Ví dụ: Trong hộp có 10 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh và 12 viên bi vàng.

Không nhìn vào trong hộp thì  phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có:

5 viên bi đỏ và 3 viên bi cùng màu. Với bài toán trên, các em học sinh đã được các thầy cô giáo hướng dẫn và dạy học theo hướng phát triển năng lực thì các em hoàn toàn có thể  giải quyết vấn đề đó mà không gặp khó khăn gì.

Nhất là những em xác định thi vào các trường chất lượng cao ở các thành phố thì những dạng bài này các em cũng đã làm thường xuyên.

Với bài trên, trong trường hợp xấu nhất mà chưa có 5 viên bi đỏ là khi đã lấy ra hết số bi xanh và vàng, do đó để chắc chắn có 5 viên bi đỏ thì phải lấy ra 8 + 10 + 5 = 23 (viên).

Để trấn an phụ huynh, thầy Mạnh chia sẻ thêm: “Tôi đã đọc và nghiên cứu chương trình tiểu học ở Mĩ, Anh và các nước ASEAN  thì thấy việc đưa nội dung có yếu tố xác suất thống kê vào khá sớm.

Do đó, việc Bộ giáo dục đưa nội dung “xác suất thống kê” vào dạy học từ bậc tiểu học không hề gây “quá tải” cho học sinh vì thực ra các em cũng đã được học rồi. Chỉ là cách dùng ngôn từ nào cho phù hợp với thực tế mà thôi".

Trinh Phúc