"Phải cứu mẹ, không được để cho mẹ chết”
Tôi đến thăm gia đình cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu lớp 11 chuyên lý Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam – tác giả của bài văn gây xúc động của hàng triệu độc giả vào một buổi trưa. Nhìn bề ngoài ngôi nhà khang trang, tôi không khỏi ngỡ ngàng, hoài nghi, có thể có sự nhầm lẫn nào đó? Thấy người phụ nữ dáng người nhỏ thó, tay đeo bông băng bước ra, tôi liền hỏi thăm. Sau một hồi trò chuyện tôi biết chị là mẹ Hiếu.
Bước vào nhà, tôi mới giật mình nhận ra rằng, phía sau bức tường cao, cổng sắt kiên cố kia là những kiếp người sống lay lắt vì bệnh tật, không còn sức lao động.
Ngay sáng nay thôi, chị Nguyễn Thị Hạnh mới đi Bệnh viện Bạch Mai chạy thận về, người vẫn còn hơi mệt. Bắt đầu chạy thận từ năm 2004, lúc ấy Hiếu còn nhỏ. Mặc dù băng gạc dán ở cánh tay nhưng vẫn chìa ra vết lấy ven to như quả chanh, tôi không khỏi chạnh lòng. “Chị bị suy thận độ 4, chạy thận cứ 3 lần/tuần vào các ngày chẵn. Hôm nay chạy thận xong nên mặt không bị sưng đấy”, chị cho biết.
Tôi đến thăm gia đình cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu lớp 11 chuyên lý Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam – tác giả của bài văn gây xúc động của hàng triệu độc giả vào một buổi trưa. Nhìn bề ngoài ngôi nhà khang trang, tôi không khỏi ngỡ ngàng, hoài nghi, có thể có sự nhầm lẫn nào đó? Thấy người phụ nữ dáng người nhỏ thó, tay đeo bông băng bước ra, tôi liền hỏi thăm. Sau một hồi trò chuyện tôi biết chị là mẹ Hiếu.
Bước vào nhà, tôi mới giật mình nhận ra rằng, phía sau bức tường cao, cổng sắt kiên cố kia là những kiếp người sống lay lắt vì bệnh tật, không còn sức lao động.
Ngay sáng nay thôi, chị Nguyễn Thị Hạnh mới đi Bệnh viện Bạch Mai chạy thận về, người vẫn còn hơi mệt. Bắt đầu chạy thận từ năm 2004, lúc ấy Hiếu còn nhỏ. Mặc dù băng gạc dán ở cánh tay nhưng vẫn chìa ra vết lấy ven to như quả chanh, tôi không khỏi chạnh lòng. “Chị bị suy thận độ 4, chạy thận cứ 3 lần/tuần vào các ngày chẵn. Hôm nay chạy thận xong nên mặt không bị sưng đấy”, chị cho biết.
Bố mẹ Hiếu đang chăm sóc ông nội bị sốt. Ảnh: Ngọc Khánh |
Qua nói chuyện với chị Hạnh, tôi hiểu hơn về cuộc sống của gia đình Hiếu. Hiếu sống cùng bố mẹ và ông bà nội. Đây sẽ gia đình lý tưởng nếu mọi người khỏe mạnh nhưng bố mẹ và ông bà nội Hiếu đều bị bệnh hiểm nghèo. Ông nội Hiếu năm nay đã 90 tuổi, ốm liệt giường đã 4 năm nay. Căn bệnh tiểu đường 30 năm qua đã khiến cho bà nội Hiếu ngày càng yếu. Mặc dù đã thay thủy tinh thể nhưng đôi mắt của bà Hiếu ngày càng mờ đục, nhìn không rõ.
Là trụ cột trong nhà nhưng bố Hiếu cũng ốm yếu. Bị bệnh viêm tai từ nhỏ, đến nay sức khỏe, tinh thần cũng ảnh hưởng, vì thế không thể làm được việc gì.
Thời gian đầu chạy thận, anh trai chở chị sang Bạch Mai nhưng khi anh trai lấy vợ, bố Hiếu lại lấy xe đạp chở đi. “Thời gian trước chị đi xe buýt sang Bạch Mai, khi về mệt quá, chị nằm vật, Hiếu nó về thấy chị nằm thế thì lại lẳng lặng cho chị nghỉ”, chị cho biết.
Cô Hạnh, mẹ của em Nguyễn Trung Hiếu. |
Do bệnh thận hành hạ nên sức khỏe của chị ngày càng yếu, hiện tại chi Hạnh chỉ nặng chưa đầy 35kg. Chị cho biết đối với bệnh nhân chạy thận, sống chết xảy ra bất cứ lúc nào, vì thế không thể nói trước được điều gì. Đối với chị và gia đình, Hiếu là niềm hi vọng lớn nhất, vì vậy chị Hạnh lo cho tương lai Hiếu nếu có chuyện chẳng may xảy ra,
“Có lần, Hiếu nó nói “Mẹ là chỗ dựa tinh thần cho con. Ở trên lớp, con còn có bạn bè, thầy cô, về nhà ông bà bị ốm, rồi bố thì thần kinh không ổn định như thế nên con chỉ còn có mẹ”, nói đoạn, chị xúc động liền quay đi gạt nước mắt.
Nhớ lại những ngày đầu sinh Hiếu, chị không thể nào quên. "Hiếu lúc sinh ra chỉ có 2,1kg nhưng trộm vía, thằng bé chẳng ốm đau gì cả. Hè năm Hiếu lên lớp 4, chị bị ốm nặng, thế là Hiếu nó gọi ông bà nội, ông bà ngoại và bảo: "Phải cứu mẹ, không được để cho mẹ chết”, chị Hạnh bồi hồi nhớ lại.
Hành trang đi học là hộp cơm với muối vừng
Bà nội em đã 73 tuổi, ông nội 90 tuổi cũng bị bệnh. |
Đang dở câu chuyện, Hiếu đi học về. Dựng “con ngựa sắt” trước cửa, Hiếu chào ông bà, cha mẹ. Thấy tôi, Hiếu thoáng một chút e ngại. Nhìn Hiếu cao nhưng dáng người mảnh khảnh. Trong bộ đồng phục trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, tôi cảm nhận được vẻ chững chạc so với tuổi của em. Ngoài cách nói năng dứt khoát, sự khiêm tốn, tôi đặc biệt ấn tượng với ánh mắt của Hiếu. Ẩn sau chiếc kính cận 6 đi - ốp bị mất một bên áp mũi là đôi mắt sáng, đen láy hạt huyền.
Hiếu đang ấp ủ dư định đi du học nước ngoài. Ảnh: Ngọc Khánh |
Được biết, những buổi đi học cả ngày, em thường mang theo hộp cơm và muối vừng đi ăn cho tiết kiệm. Lúc đầu, mẹ hướng dẫn Hiếu cách làm muối vừng, sau đó Hiếu tự mua lạc về rang rồi lấy chày cối giã. Hiếu cho biết “các bạn ở lớp cũng mua ruốc thịt tặng em, đi ăn cơm các bạn ấy cũng san sẻ đồ ăn cho em”.
Nhắc tới những thành tích học tập, Hiếu luôn “đánh trống lảng” sang chuyện trường lớp. Năm ngoái, Hiếu đạt giải nhì môn vật lý trong kỳ thi Olympic trường Ams, nhắc về thành tích trong các kỳ thi, Hiếu cho rằng “em học không phải để đi thi mà em muốn tích lũy cho những kế hoạch sau này”.
Được biết, Hiếu đang ấp ủ kế hoạch đi du học nước ngoài. Khi bị mẹ Hiếu bảo còn trẻ con biết gì mà ước mơ, Hiếu đã dứt khoát nói với mẹ “con đã xác định rõ ràng rồi”. Hiếu đang quyết tâm học tốt tiếng Anh để theo học về ngành về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sinh học, y học.
Hiếu cho biết, hoài bão đó xuất phát từ chính những người bệnh trong gia đình em. Em mong muốn được mọi người, nhất là người nghèo tiếp cận với những công nghệ hiện đại để không bị bệnh tật hành hạ.
Nhớ lại một đêm thức trắng với "đồng tiền"
Nhớ lại một đêm thức trắng với "đồng tiền"
Hiếu cho biết, hiện vẫn đang rất bất ngờ với sức lan truyền của bài văn, mặc dù trước khi viết em chỉ có mục đích là nộp cho cô giáo.
Em Nguyễn Trung Hiếu nhớ lại một đêm thức trắng cùng ánh đèn điện viết bài văn suy nghĩ về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống.
Đây là một bài văn nghị luận đầu tiên trong kỳ học của lớp 11 chuyên lý. Được biết, đợt kiểm tra này có ba đề bài ra khác nhau gồm: Về suy nghĩ mặc đồng phục đi xe máy tới trường, về tình yêu và đồng tiền.
“Đề tài về đồng tiền là đề tài em quan tâm. Lúc nào trong đầu cũng nghĩ tới nó. Thực sự em quan tâm tới tiền từ cuối năm lớp 7, đầu năm lớp 8. Mẹ em bị thận từ năm em hoc lớp 3, lúc đó em không hiểu được giá trị của đồng tiền là gì. Trong bài văn này, em viết những gì thật nhất mà em nghĩ” - Hiếu cho biết về lí do em chọn đề bài “đồng tiền”.
Và cũng trong thời gian này, ngoài việc học trên lớp, Hiếu còn tích cực tham gia công tác tình nguyện và từ thiện giúp các em có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội.
Hiếu kể, những em còn lang thang, đang sống dưới gầm cầu Long Biên, chứng kiến những cảnh đó mới thấy mình còn nhiều may mắn, những hình ảnh đó luôn thôi thúc em phải làm, phải sống và cống hiến nhiều hơn nữa.
Em Nguyễn Trung Hiếu nhớ lại một đêm thức trắng cùng ánh đèn điện viết bài văn suy nghĩ về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống.
Đây là một bài văn nghị luận đầu tiên trong kỳ học của lớp 11 chuyên lý. Được biết, đợt kiểm tra này có ba đề bài ra khác nhau gồm: Về suy nghĩ mặc đồng phục đi xe máy tới trường, về tình yêu và đồng tiền.
“Đề tài về đồng tiền là đề tài em quan tâm. Lúc nào trong đầu cũng nghĩ tới nó. Thực sự em quan tâm tới tiền từ cuối năm lớp 7, đầu năm lớp 8. Mẹ em bị thận từ năm em hoc lớp 3, lúc đó em không hiểu được giá trị của đồng tiền là gì. Trong bài văn này, em viết những gì thật nhất mà em nghĩ” - Hiếu cho biết về lí do em chọn đề bài “đồng tiền”.
Cậu học trò nghèo cũng cho biết, không chỉ riêng em mà trong lớp cũng có nhiều bạn gia đình hoàn cảnh khó khăn. “Hoàn cảnh của em cũng ít người biết, em cũng không muốn nhiều người quan tâm. Em làm bài văn với mục đích chỉ chấm điểm thôi. Em đã đọc nhiều ý kiến của độc giả và em rất lấy làm cảm kích” - Hiếu xúc động nói.
Trong thời gian qua, khó khăn luôn trồng chất, mọi sinh hoạt, thu nhập trong gia đình đều trông vào đồng lương hưu trí của ông bà nội. Để Hiếu học tập tốt đến ngày hôm nay, em rất biết ơn thầy cô, bạn bè và Ban phụ huynh đã tạo điều kiện giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, chia sẻ với em nỗi khó khăn hiện tại.
Hiếu kể, những em còn lang thang, đang sống dưới gầm cầu Long Biên, chứng kiến những cảnh đó mới thấy mình còn nhiều may mắn, những hình ảnh đó luôn thôi thúc em phải làm, phải sống và cống hiến nhiều hơn nữa.
Cô Lê Thị Oanh, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam cho biết, ngoài việc miễn học phí cho Hiếu, nhà trường còn vận động các doanh nghiệp, cá nhân và qua đó thông qua ban phụ huynh có những suất học bổng giúp gia đình em Hiếu. “Nhiều người nghĩ trường Amsterdam toàn con nhà giàu nhưng thực tế không đúng như thế, chỗ nào cũng có người hoàn cảnh khó khăn cần sự gíup đỡ. Các em cũng rất tự trọng và không phải ai cũng sẵn lòng công khai những khó khăn của mình” cô Oanh chia sẻ. |
Ngọc Khánh - Xuân Trung