Chính phủ vừa ban hành dự thảo Nghị định về quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Luật Giáo dục ngày 14/6/2019 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020 trong đó có rất nhiều điều khoản quan trọng về Chuẩn trình độ giáo viên mầm non sẽ là cao đẳng sư phạm, giáo viên tiểu học đến trung học phổ thông là đại học sư phạm.
Nâng chuẩn trình độ giáo viên từ 1/7/2020 (Ảnh minh họa: vtv.vn). |
Theo chuẩn mới này thì theo thống kê hiện nay có hàng trăm ngàn giáo viên chưa đạt chuẩn phải học tập nâng cao trình độ để đạt chuẩn quy định trong Luật giáo dục mới.
Hiện nay, rất nhiều người giáo viên, giáo viên lớn tuổi hết sức lo lắng vì sắp tới đây đối tượng nào phải đi học cho đạt chuẩn, về học phí như thế nào và thời gian nào để đi học nâng chuẩn?
Dự thảo trên của Chính phủ đã giải tỏa hầu hết những lo lắng của nhiều giáo viên.
Giáo viên còn dưới 5 năm công tác không nhất thiết phải học nâng chuẩn
Tại Điều 2. Đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn
1. Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
2. Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên.
3. Độ tuổi giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn: Tính từ ngày 01/7/2020, giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở trừ thời gian đào tạo theo quy định, còn đủ 5 năm công tác tính đến tuổi được nghỉ hưu phải thực hiện nâng trình độ chuẩn.
Trong điều trên giáo viên còn đủ 05 năm công tác phải học tập để đạt chuẩn, nếu thời gian dưới 05 năm thì có thể không cần phải học tập để đạt chuẩn.
Đến năm 2030 phải đảm bảo 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo
Tại Điều 5. Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn của giáo viên
Nhiều thầy cô gặp khó khi nâng chuẩn trình độ |
1. Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn của giáo viên được thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12 /2030.
2. Lộ trình được thực hiện thành 2 giai đoạn:
a) Từ 01/7/2020 đến hết ngày 31/12 /2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp;
b) Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện nâng chuẩn đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên của các cơ sở giáo dục đạt trình độ chuẩn theo quy định.
Giáo viên sẽ được miễn học phí học nâng chuẩn
Tại Điều 7. Kinh phí thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ của giáo viên
1. Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên được đảm bảo từ nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước cấp bổ sung theo phân cấp ngân sách hiện hành; đóng góp của giáo viên và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được miễn học phí.
3. Kinh phí đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên thực hiện theo các quy định hiện hành về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, nếu giáo viên chưa đạt chuẩn và được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, học tập nâng chuẩn thì sẽ được miễn học phí theo quy định.
Bên cạnh đó, trong thời gian học tập nâng cao chuẩn trình độ giáo viên sẽ được đảm bảo quyền lợi về chính sách như lương, phụ cấp,…
Tại Điều 8. Quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn
1. Đối với giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian và được hỗ trợ, cấp kinh phí đào tạo theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong học tập.
Quy định thời gian đào tạo nâng chuẩn
Tại Điều 9. Thời gian đào tạo
Bộ Giáo dục muốn nâng chuẩn trình độ giáo viên trung học cơ sở lên đại học |
1. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với giáo viên có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.
2. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với giáo viên có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với giáo viên có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng cùng ngành đào tạo.
3. Đối với giáo viên đào tạo theo phương thức đào tạo tích lũy theo hệ thống tín chỉ thì thời gian đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định tối đa không quá 4 năm học kể từ ngày trúng tuyển.
4. Thời gian đào tạo được thực hiện linh hoạt trong năm.
Bổ sung hình thức đào tạo trực tuyến
Tại Điều 11. Hình thức, tổ chức và quản lý đào tạo
1. Các hình thức đào tạo được thực hiện linh hoạt, phù hợp với đối tượng giáo viên vừa làm, vừa học: Học tích lũy tín chỉ, học từ xa, học tập trung, trực tuyến, học trực tuyến kết hợp với tập trung.
2. Việc đào tạo đối với giáo viên vừa làm vừa học được tổ chức và quản lý theo tín chỉ.
3. Giáo viên có thể học và thi để tích luỹ một số tín chỉ cùng với hệ đào tạo chính quy.
4. Ngay khi tuyển sinh và vào đầu khóa học, cơ sở đào tạo phải thông báo cho người học về chương trình đào tạo toàn khóa; đề cương chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo; học liệu; kế hoạch học tập; kế hoạch kiểm tra, thi; các quy định khác của cơ sở đào tạo có liên quan đến khóa học.
Trên đây là một số nội dung của Dự thảo về việc nâng chuẩn nhà giáo từ 01/7/2020.
Tài liệu tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Du-thao-Nghi-dinh-lo-trinh-thuc-hien-nang-trinh-do-chuan-duoc-dao-tao-cua-giao-vien-mam-non-432707.aspx