Natri là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Natri cũng giúp co bóp, thư giãn các cơ và hỗ trợ trong việc truyền thần kinh.
Natri hoạt động với các khoáng chất khác như kali, magiê và canxi giúp cân bằng lượng nước trong các tế bào của cơ thể.
Tuy nhiên, natri dư thừa có thể gây hại cho sức khỏe vì nó có thể làm tăng huyết áp dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.
Do đó, điều quan trọng là bạn phải biết các loại thực phẩm nào chứa nhiều natri để mình có thể tiêu thụ chúng với số lượng phù hợp hơn.
Dưới đây là 15 loại thực phẩm giàu natri mà bạn nên biết:
1. Phô mai
Phô mai rất giàu canxi, phốt pho, natri, vitamin B12 và folate. Muối có trong phô mai làm tăng thêm hương vị và hoạt động như một chất bảo quản.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy, rửa phô mai trong nước dưới 3 phút làm giảm lượng natri tới 63%.
100g phô mai chứa 364 mg natri.
2. Nước ép rau quả đóng hộp
Uống nước ép rau quả là cách tốt nhất để cung cấp lượng chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Tuy nhiên, uống nước ép rau quả được đóng hộp có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn vì chúng chứa rất nhiều natri.
3. Súp đóng hộp
Súp được đóng hộp hoặc đóng gói trong các nhà hàng thường chứa lượng natri dư thừa lớn.
4. Tôm đông lạnh
Tôm đóng hộp hoặc đông lạnh chứa natri được sử dụng làm chất bảo quản. Để giữ độ ẩm trong tôm, natri tripolyphosphate được thêm vào và hàm lượng natri là 318 mg. Vì vậy, bạn hãy ăn tôm tươi thay vì tôm đóng hộp.
5. Dưa chuột muối
Dưa chuột muối chua chứa rất nhiều natri, ví dụ 100g dưa chuột muối chua chứa 973 mg natri, 100g dưa cải muối chua chứa 186 mg natri.
6. Phô mai chế biến
Phô mai chế biến có hàm lượng natri cao so với phô mai tự nhiên vì phô mai chế biến có chứa các muối nhũ hóa như natri photphat, làm cho nó được bảo quản lâu hơn.
7. Nước sốt
Các loại nước sốt như nước tương, tương cà chua và nước sốt thịt nướng chứa nhiều natri.
100g nước tương chứa 5493 mg natri, 100g nước sốt cà chua chứa 459 mg natri và 100g nước sốt thịt nướng chứa 1027 mg natri.
8. Cà chua đóng hộp
Cà chua đóng hộp có hàm lượng natri cao so với cà chua nguyên chất. 100g cà chua đóng hộp có chứa 186 mg natri và 100g cà chua sống chứa 42 mg natri.
9. Thịt hộp
Thịt gia cầm và hải sản đóng hộp chứa rất nhiều natri so với thịt gia cầm và hải sản tươi sống.
100g thịt gà đóng hộp chứa 482 mg natri, 100g thịt đóng hộp chứa 1071 mg natri và 100g tôm đóng hộp chứa 870 mg natri.
Vì vậy, bạn nên ăn thịt gia cầm và hải sản tươi sống thay vì ăn đồ ăn đóng hộp.
10. Bánh quy
Bánh quy mà bạn ăn như một món ăn nhẹ để kiềm chế cơn đói cũng chứa nhiều natri. Vì vậy, hãy hạn chế ăn bánh quy vì 100g bánh quy có chứa 560 mg natri.
11. Salad trộn
Hầu hết các gói nước trộn salad mua tại cửa hàng có chứa rất nhiều natri, đường, chất béo bão hòa, hương vị nhân tạo và màu nhân tạo.
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các loại nước trộn salad tốt cho sức khỏe như mật ong, nước chanh và dầu ô liu nguyên chất.
12. Thịt hun khói
Thịt hun khói chứa muối, chất bảo quản và chất phụ gia, điều này làm cho nó trở thành một loại thực phẩm giàu natri. Thay vì ăn thịt hun khói, hãy lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh hơn.
13. Đậu nướng
Đậu nướng chứa lượng natri cao. Nó được làm bằng cách nấu chín đậu trắng và sau đó nướng chúng cùng nước sốt ở nhiệt độ thấp trong một thời gian dài.
100g đậu nướng chứa 422 mg natri.
14. Xúc xích
Xúc xích có hàm lượng natri cao do chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất tăng cường hương vị. Nó được làm từ thịt xay như thịt lợn, thịt bò hoặc thịt gà.
100g xúc xích thịt lợn hoặc thịt bò chứa 848 mg natri.
15. Hỗn hợp pudding ăn liền
Hỗn hợp pudding ăn liền cũng chứa một lượng lớn chất phụ gia và natri. 100g hỗn hợp pudding ăn liền chứa 1409 mg natri.
Một số loại thực phẩm khác chứa nhiều natri có thể kể đến như: mì ống, bánh mì men, tacos, ngũ cốc ăn liền, bánh nướng…