Trong cuộc họp với Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 ngày 10/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã cho biết, nếu học sinh trở lại trường chậm nhất 15/6 và cũng sẽ kết thúc năm học vào ngày 15/7.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nếu học sinh có thể trở lại trường trước ngày 15/6 vẫn kết thúc năm học vào 15/9 (ngày này có chính xác không cô?). (Ảnh: moet.gov.vn) |
Trong 4 tuần (từ 15/6 đến 15/7), học sinh sẽ được thầy cô giáo ôn tập lại sau thời gian học trực tuyến tại nhà; kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối năm.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độcòn tự tin khẳng định: "Học sinh yên tâm là quyền lợi sẽ được đảm bảo, theo hướng là giảm khối lượng chương trình nhiều nhất có thể, để giúp các em có cùng mặt bằng kiến thức, nếu có sự khác biệt cũng không lớn".
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, thời gian qua với quan điểm học sinh dừng đến trường, nhưng không dừng học, Bộ đưa ra nhiều biện pháp để học sinh học qua Internet, truyền hình, tổ chức hội nghị với địa phương để hướng dẫn học trực tuyến.
"Như vậy học sinh nghỉ học nhưng chương trình vẫn được thực hiện. Các thầy cô đang giảng dạy và học sinh đang học".
Ông dẫn chứng thêm, những nơi miền núi như tỉnh Hà Giang, học sinh chưa có điều kiện học trực tuyến thì các thầy cô chia từng nhóm nhỏ học sinh để giao bài tập, để việc học không bị ngắt quãng.{1}
Học sinh nói gì?
Một học sinh lớp 7 tại vùng rừng núi Nghệ An cho biết: "Em nói thật, bài tập mà trường giao về nhà rất áp lực và cảm thấy trường rất bất hợp lí.
Thứ nhất: Mấy môn học thuộc bài như Sinh, Địa, Sử…thầy cô giao cho học thuộc lòng nhiều như thế sao bọn em học nổi? Học xong môn này, qua môn khác lại quên ngay vì không hiểu bài.
Thứ hai: Môn Văn,Toán, Anh là những môn cần phải hiểu mới làm được bài mà toàn đưa bài về mặc dù thầy cô cũng cho lý thuyết nhưng không được giảng chúng em cũng không hiểu nên không thể làm được bài tập. Đã thế, khí bí cũng không biết hỏi ai?
Bố mẹ cũng không thể hỏi vì cũng chẳng hiểu gì. Bài về nhà như núi á, bài này làm chưa xong lại bài khác đưa về cũng chẳng hiểu gì cả. Em rất muốn học lại vào sang năm".
Ý kiến của một học sinh lớp 12 tại Bình Thuận: "Cháu là học sinh lớp 12. Nhưng nay, bước vào một kỳ thi quan trọng.
Thế nhưng, học ở trên mạng thực sự tụi cháu rất khó vào vì mạng quá kém, lúc nghe được tiếng thầy cô lúc lại không nghe thấy gì cả nên cũng chẳng hiểu bài.
Bây giờ, cháu chỉ chờ xem Bộ Giáo dục có phương án nào hợp lý nhất để giải quyết vấn đề này cho tụi cháu đỡ thiệt thòi thôi ạ".
Phụ huynh nói gì?
Bạn đọc có tên Thành Long ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Mình sẽ cho con học lại từ đầu.Tôi thấy học trực tuyến chỉ được vài % nhỏ. Mạng kém, Wifi nhiều nhà không có thì học cái gì? Buổi học thoát ra vào lại đến 10 lần".
Bạn đọc khác cũng ở thành phố Hồ Chí Minh có con học lớp 1 chia sẻ: "Con tôi học lớp 1 và tôi thực sự không bằng lòng khi Bộ Giáo dục cho trẻ lớp 1 học online vì những lý do:
- Lớp học không đông đủ vì mất khoảng 20% học sinh được bố mẹ gửi con về quê nhờ ông bà trông. Mạng thì phập phù, bung ra liên tục.
- Nhiều nhà không có máy tính, các con phải học qua điện thoại với màn hình nhỏ xíu và lọc âm không tốt, chẳng nghe rõ tiếng cô giáo đâu toàn tiếng ồn.
Sau 3 buổi học quá khó khăn với con tôi đã không cho con học trực tuyến nữa mà tôi học thay con luôn.
|
Có nghĩa là đến giờ học, tôi theo dõi cô dạy để biết hôm nay cô dạy gì sau đó tôi trực tiếp dạy lại con.
Đấy là cách khắc phục khó khăn trước mắt còn trong thâm tâm thì tôi mong muốn bỏ học online với học sinh lớp 1.
Đến lớp có thầy có cô còn chưa chắc đảm bảo kiến thức cho các em. Online chỉ là hình thức chữa cháy trong tình hình hiện nay, đừng thần thánh hóa phương pháp này khi chúng ta chưa có sự chuẩn bị đầy đủ".
Nhiều câu hỏi đặt ra
Có khá nhiều bạn đọc thắc mắc kiểu, sao cứ phải chốt ngày kết thúc năm học thế nhỉ? Tất cả mọi lĩnh vực đều ngưng lại, vậy mà học cứ phải đúng tiến độ? Nếu hè không đủ thời gian bù thì dời lịch nhập học năm sau lại cũng có sao đâu nhỉ?
Sao cứ phải kết thúc năm học theo thời gian của những năm không có sự cố nhỉ? Có máy móc quá không? Không thể nào đảm bảo kiến thức cho các em được.
Nếu dựa vào những báo cáo kết quả hỗ trợ học sinh học từ các trường gửi lên để đánh giá dạy và học online hiệu quả là sai lầm
Từ trước đến nay, bất kể một mô hình, một phương pháp dạy học mới được triển khai tại trường rồi tổng kết ý kiến đánh giá gửi lên cũng khó mà có được những ý kiến thật.
Giáo viên không dám nói, nhà trường cũng không dám gửi ý kiến bất lợi lên. Thế nên phần nhiều là những lời tung hô có cánh như hiệu quả, giúp học sinh đạt chất lượng tốt…
Trở lại việc dạy online ở các trường, nhiều trường đã cột trách nhiệm vào giáo viên chủ nhiệm trong việc huy động học sinh tham gia học. Thầy cô giáo nào dám báo cáo lớp mình chỉ đạt vài chục phần trăm?
Giáo viên nào dám thừa nhận mình dạy mà học sinh không hiểu bài?
Hay như việc đưa bài về tận nhà học sinh trên các bản làng. Nhiều đồng nghiệp nói rằng chẳng tác dụng vì ở lớp thầy cô theo sát còn năn nỉ, dỗ ngọt chúng chưa chịu học mà nay chỉ đưa bài thì các em sẽ chịu làm hay sao?
Báo cáo kết quả dạy không hiệu quả thì thầy cô xem chừng thi đua sẽ bị hạ bậc vì chưa hết lòng giúp đỡ học sinh (cái lý của người lãnh đạo bao giờ cũng thế). Vậy là buộc phải nói dối để bảo vệ mình như thế.
Nay, các lãnh đạo ở xa chỉ nhìn vào những báo cáo từ các địa phương gửi về để khẳng định học online như thế là ổn, đưa bài về tận nhà cho trò là yên tâm thì thật là sai lầm lớn.
Phương pháp tối ưu nhất, sau dịch Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bố trí thời gian học lại gần bằng thời gian nghỉ học của các em kể cả phải học thêm vào thứ 7, chủ nhật và kéo dài qua năm học sau thì may ra chất lượng mới đảm bảo.
Tài liệu tham khảo:
https://vnexpress.net/hoc-sinh-co-the-tro-lai-truong-cham-nhat-vao-15-6-4082859.html{1}