Ngày 26/10/2020, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (huyện Đông Anh, Hà Nội) tổ chức buổi hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.
Với cách nói chuyện vui vẻ, dí dỏm và khoa học Giáo sư, Nhà giáo nhân dân - Nguyễn Lân Dũng đã dẫn dắt các thầy cô giáo, các em học sinh đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đặt vấn đề về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến các thầy cô giáo, các em học sinh dành những tràng pháo tay vang dội: “Đời người chỉ có 4.000 tuần lễ, sống thế nào, thành người ra sao trong tương lai là phụ thuộc vào lựa chọn, cố gắng của chính các em.
Các em hãy sống đàng hoàng, thẳng thắn, khỏe mạnh, thoải mái, hạnh phúc. Cuộc đời của các em là do các em lựa chọn vì thế hãy mạnh dạn, cố gắng học tập để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai”.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng :"Tương lai của thế hệ trẻ các em sẽ có rất nhiều cơ hội cũng như con đường dẫn tới thành công, các em chính là những người chủ tương lai của đất nước". Ảnh: Tùng Dương. |
Cũng vì lý do đó, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã truyền cảm hứng cho các em học sinh về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua những câu chuyện mà thầy trực tiếp chứng kiến.
Giáo sư nhấn mạnh về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, cuộc cách mạng này vừa mở ra cơ hội lớn nhưng cũng mang đến nhiều thách thức cho thế hệ trẻ của Việt Nam khi nước ta đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng.
Trong tương lai, khi robot thay thế công việc của con người, nhiều lao động ở một số ngành nghề có thể đứng có nguy cơ bị thất nghiệp.
“Nếu các bạn không trang bị cho mình những hành trang tri thức để phát triển bản thân thì các bạn cũng sẽ có nguy cơ bị thất nghiệp và đại học không phải là con đường duy nhất để dẫn tới thành công, tôi đã gặp và giúp đỡ rất nhiều nông dân giờ đây họ đã thành tỷ phú.
Tương lai của thế hệ trẻ các em sẽ có rất nhiều cơ hội cũng như con đường dẫn tới thành công, các em chính là những người chủ tương lai của đất nước.
Tôi mong các em tiếp cận công nghệ mới và không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên”.
Không chỉ chia sẻ về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng còn kể cho các thầy cô, học sinh nghe về những câu chuyện, tấm gương vượt khó và thành công nhằm giúp các em học sinh nhận thức được tốt nhất về những cơ hội và thách thức trong tương lai.
Những tấm gương trẻ lập nghiệp
Giáo sư chia sẻ về những tấm gương các bạn trẻ có hoàn cảnh bất hạnh mà vẫn lạc quan vươn lên trong cuộc sống: “Trông thấy các em khỏe mạnh, nhanh nhẹn và xinh đẹp tôi thấy thương và cảm phục những trẻ em khuyết tật, gặp bất hạnh trong cuộc sống nhưng đã thành công bằng chính trí tuệ của mình”.
Rồi giáo sư kể cho thầy cô, học sinh toàn trường nghe về những tấm gương có thật về sự kiên trì, vượt qua số phận vươn lên trong cuộc sống.
Mở đầu là câu chuyện về Lê Thị Thắm: “Thắm sinh ra không có hai tay như người bình thường nhưng cô đã vượt lên khó khăn và đạt giải nhất viết chữ đẹp toàn tỉnh Thanh Hóa bằng chân.
Không dừng lại ở đó Lê Thị Thắm không chỉ viết chữ đẹp mà thêu thùa cũng rất đẹp”, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể.
Tiếp đến là câu chuyện của Trần Hồng Giang ở tỉnh Nam Định. Tuy liệt cả tay lẫn chân nhưng Giang lại có thu nhập cao hơn mọi thanh niên trong làng từ biên tập sách cho các nhà xuất bản.
Tấm gương anh Mười Bơ tuy không có điều kiện học hết cấp hai nhưng anh trở thành tỷ phú nhờ ý tưởng trồng cây bơ thay thế cây muồng che bóng mát cho cây cà phê ở Tây Nguyên.
Câu chuyện về anh Mười Bơ mang đến cho học sinh thông điệp “có chí thì nên, đại học không phải là con đường duy nhất tới thành công và chúng ta không được coi thường người nghèo”.
Từ những tấm gương kể trên, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã đưa ra 31 lời khuyên sâu sắc và bổ ích cho học sinh và đã truyền cảm hứng, lan tỏa cho học sinh cả trường bằng những câu hô vang ủng hộ.
Tại buổi hội thảo, câu hỏi được nhiều em học sinh của trường mong muốn Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ là về bí quyết học tiếng Anh hiệu quả?
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khẳng định, trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay, ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh là một điều rất quan trọng với tất cả mọi người.
“Bí quyết học ngoại ngữ của thầy là học các từ tối thiểu cần thiết, không tham nhiều từ.
Hai là học theo mẫu câu. Mỗi ngày học theo mẫu câu như “Tôi đi đến trường/ Tôi đã đi đến trường/Tôi sẽ đi đến trường”. Đấy là cách học để các em có thể tự tin giao tiếp”.
Đồng thời Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng đã có những món quà hết sức ý nghĩa dành cho các em học sinh.
Món quà là những công trình khoa học gắn liền với thực tiễn đời sống mà Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã dày công nghiên cứu trong nhiều năm.
Nhà giáo Đỗ Văn Mạn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (huyện Đông Anh, Hà Nội) đã bày tỏ xúc động trước tấm lòng của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã dành cho thầy và trò nhà trường.
Thầy Mạn cũng thay mặt tập thể các em học sinh và Ban giám hiệu nhà trường gửi lời cảm ơn đến Ban biên tập Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã tặng cho các em học sinh cũng như cán bộ giáo viên của trường một một món quà ý nghĩ là buổi Hội thảo này.
Thầy mong rằng Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức nhiều hội thảo hơn nữa để lan tỏa, truyền cảm hứng cho học sinh trên cả nước học tập, rèn luyện trở thành những người có ích cho xã hội, đất nước.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (huyện Đông Anh, Hà Nội) tổ chức buổi hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.Ảnh: Tùng Dương. |
Ngôi trường mang tên Vua An Dương Vương
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Nhà giáo Đỗ Văn Mạn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (huyện Đông Anh, Hà Nội), chia sẻ:
“Trường Trung học phổ thông An Dương Vương được thành lập từ năm 1999 đến nay, đây cũng là 1 trong số 5 trường ngoài công lập của huyện Đông Anh.
Trong thời gian từ khi thành lập cho đến nay, ban giám hiệu nhà trường cũng được Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh hết sức giúp đỡ và tạo mọi điều kiện.
Những ngày đầu mới thành lập thì trường hết sức khó khăn, cơ sở hạ tầng là nhà cấp 4 với số học sinh khoảng hơn 100 em.
Đến nay, nhà trường đã phát triển với cơ sở vật chất khang trang, kiên cố với những phòng học đẹp, thoáng mát và số lượng học sinh hiện nay là hơn 700 em. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên và giáo viên nhà trường là hơn 60 người.
Nhà trường luôn chú trọng về vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy, tỷ lệ học sinh hàng năm thi tốt nghiệp đều đạt 100% và trong đó có 80% là các em đạt điểm cao.
Trong thời gian tới nhà trường tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các giáo viên của nhà trường, từng bước áp dụng các phương pháp đổi mới giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường”.
Một số hình ảnh trong buổi Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” tại Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội).
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã đưa ra 31 lời khuyên sâu sắc và bổ ích cho học sinh và đã truyền cảm hứng, lan tỏa cho học sinh cả trường bằng những câu hô vang ủng hộ. Ảnh: Tùng Dương. |
Các em học sinh Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương. |
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Ban giám hiệu nhà trường và đại diện Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương. |
Tại buổi hội thảo, các em học sinh Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) đã đặt nhiều câu hỏi với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng . Ảnh: Tùng Dương. |
Các cán bộ, giáo viên Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương. |
Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là 1 trong 5 trường Tư thục của huyện Đông Anh. Ảnh: Tùng Dương. |
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã chia sẻ bí quyết học ngoại ngữ của thầy là học các từ tối thiểu cần thiết, không tham nhiều từ. Ảnh: Tùng Dương. |
Các em học sinh Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) tham gia giao lưu với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Tùng Dương. |
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giải đáp các câu hỏi của học sinh Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Tùng Dương. |
Nhà Giáo Dương Mạnh Hải - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông An Dương Vương (người bên phải ảnh) trao tặng hoa cho Giáo sư Nguyễn Lân Dũng . Ảnh: Tùng Dương. |
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm với tập thể Ban giám hiệu và các thầy cô giáo Trường Trung học phổ thông An Dương Vương. Ảnh: Tùng Dương. |
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh Trường Trung học phổ thông An Dương Vương. Ảnh: Tùng Dương. |
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tặng sách cho đại diện các em học sinh Trường Trung học phổ thông An Dương Vương. Ảnh: Tùng Dương. |
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh Trường Trung học phổ thông An Dương Vương. Ảnh: Tùng Dương. |
Trường Trung học phổ thông An Dương Vương luôn chú trọng về vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy, tỷ lệ học sinh hàng năm thi tốt nghiệp đều đạt 100% và trong đó có 80% là các em đạt điểm cao. Ảnh: Tùng Dương. |
Cũng trong sáng 26/10, Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên của Trường Trung học phổ thông An Dương Vương đã tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt. Ảnh: Tùng Dương. |
Chuỗi Hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức.
Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh các trường.
Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.
Hiện tại, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi Hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.
Mọi chi phí hội thảo do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả. Các nhà trường có thể đăng ký qua số điện thoại đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666; 0243.5569777. Email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.