Những thầy cô diện này được nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2021

25/11/2020 06:23
BÙI NAM
GDVN-  Giáo viên muốn nghỉ hưu trước tuổi phải đảm bảo các quy định như của người lao động khác như suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên...

Ngày 18/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu với người lao động, Nghị định có hiệu lực từ 01/01/2021 theo đúng lộ trình thực hiện tăng tuổi hưu theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019.

Dưới đây là một số quy định về tuổi nghỉ hưu từ 01/01/2021 của Nghị định trên.

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của lao động bình thường

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường như sau:

Đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028; Đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng



2029

58 tuổi



2030

58 tuổi 4 tháng



2031

58 tuổi 8 tháng



2032

59 tuổi



2033

59 tuổi 4 tháng



2034

59 tuổi 8 tháng



Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

Một số trường hợp được nghỉ hưu trước tuổi

Nghị định 135/2020/NĐCP cũng quy định người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành;

Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021 (vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Giáo viên công tác ở vùng nào thì có thể nghỉ hưu trước tuổi? (Ảnh minh họa: Giaoduc.net.vn)

Giáo viên công tác ở vùng nào thì có thể nghỉ hưu trước tuổi? (Ảnh minh họa: Giaoduc.net.vn)

Giáo viên công tác ở vùng nào thì có thể nghỉ hưu trước tuổi?

Như vậy, không có bất kỳ ưu đãi nào cho giáo viên nghỉ hưu trước tuổi, kể cả giáo viên mầm non. Giáo viên muốn nghỉ hưu trước tuổi phải đảm bảo các quy định như của người lao động khác như suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, công tác tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 năm trở lên thì được nghỉ hưu trước tuổi.

Mới nhất, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo đó, Bộ này đề xuất một số huyện, xã ở 22 tỉnh thuộc vùng đặc biệt khó khăn gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Kiên Giang.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết danh mục các huyện, xã thuộc 22 tỉnh trên được dùng làm căn cứ xác định trường hợp người lao động có thể nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn quy định.

Như vậy, sau khi Thủ tướng ban hành nghị định trên, thông tư Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được phê duyệt, thì người lao động trong đó có giáo viên một số huyện, xã thuộc các địa phương trên sẽ được lựa chọn nghỉ hưu sớm hơn quy định.

Tài liệu tham khảo:

1. Nghị định 135/2020/NĐCP Nghị định về tuổi nghỉ hưu

2. Dự thảo danh mục vùng đặc biệt khó khăn 2021 https://static.plo.vn/Uploaded/vietlong/2020_11_23/danh-sach-vung-kinh-te-dac-biet-kho-khan_TVSI.xlsx

BÙI NAM