Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phù hợp với kế hoạch công tác giai đoạn 2021-2026 của địa phương theo các nội dung với lĩnh vực Bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với các cơ quan Bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Chú trọng thanh tra các doanh nghiệp nợ đọng Bảo hiểm xã hội kéo dài, số tiền nợ Bảo hiểm xã hội lớn.
Ngoài ra, trong công văn còn quy định về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với một số lĩnh vực khác như lao động, trẻ em, lĩnh vực giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp…
Lĩnh vực trẻ em: Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tập trung thanh tra việc trẻ em bị bạo lực, xâm hại…
Lĩnh vực giảm nghèo: Tiếp tục thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo đến hết năm 2022 thì 100% số hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương được thanh tra.
Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp, trong đó trọng tâm là thanh tra việc gắn giáo dục nghề nghiệp với giải quyết việc làm. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2020.
Theo đó, công tác thanh tra năm 2021 của bộ sẽ tập trung chủ yếu vào 8 lĩnh vực gồm: lao động; người có công; trẻ em; giảm nghèo; người nước ngoài làm việc tại địa phương; bảo hiểm xã hội; giáo dục nghề nghiệp; các lĩnh vực khác.
Cụ thể, trong lĩnh vực lao động sẽ thực hiện chiến dịch thanh tra trong ngành xây dựng với trọng tâm là thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng, nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của con người…
Ở lĩnh vực người có công, tiếp tục thanh tra toàn diện việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi toàn quốc.
Theo đó, đảm bảo đến hết năm 2021, toàn bộ hồ sơ đối tượng này được kiểm tra, rà soát và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các cơ quan bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, chú trọng thanh tra các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài, số tiền nợ bảo hiểm xã hội lớn.
Theo kế hoạch, thanh tra trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện thanh tra tại 12 tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Ninh Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hậu Giang.
Trong Công văn còn quy định về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với một số lĩnh vực khác như lao động, trẻ em, lĩnh vực giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp. Ảnh minh họa: Tùng Dương. |
Thanh tra 75 đơn vị nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp kéo dài ở Hà Nội
Từ ngày 23/11 đến 25/12, Đoàn tranh tra liên ngành của Hà Nội do Thanh tra thành phố chủ trì sẽ thành lập bốn tổ công tác, tiến hành thanh tra 75 đơn vị nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Thủ đô.
Hiện nay, các doanh nghiệp trên đang nợ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế bảo hiểm thất nghiệp là 80,2 tỷ đồng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích chính đáng của 2.462 người lao động.
Đây là nội dung chính trong lễ công bố Quyết định số 5466/QĐ-TTTP của Thanh tra thành phố Hà Nội về việc chấp hành Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế tại một số đơn vị trên địa bàn Thủ đô.
Nằm trong danh sách thanh tra đợt này có một số doanh nghiệp, đơn vị như: Xí nghiệp Xây dựng công trình Cienco nợ 4,3 tỷ đồng, kéo dài 48 tháng. Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển nhà ở và đô thị Hà Nội nợ 2,3 tỷ đồng, kéo dài 20 tháng.
Công ty Cổ phần Dược phẩm công nghệ cao Abipha nợ 2,4 tỷ đồng, kéo dài 11 tháng. Công ty Cổ phần Hassyu Việt Nam nợ hơn 2,6 tỷ đồng, kéo dài 40 tháng.
Theo đó, Thanh tra Thành phố sẽ tiến hành thanh tra đánh giá việc thu, trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và việc chấp hành Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế của các đơn vị được thanh tra.
Xác định rõ số tiền nợ đọng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, nguyên nhân và trách nhiệm, giải pháp khắc phục của đơn vị trong việc thực hiện trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.
Thời kỳ thanh tra từ 1-1/2019 cho đến thời điểm thanh tra. Thanh tra Thành phố thành lập Đoàn thanh tra liên ngành gồm bốn tổ công tác, gồm các cán bộ từ các cơ quan Thanh tra Nhà nước, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố.
Căn cứ vào kết quả thanh tra, tùy theo mức độ, Đoàn tranh tra liên ngành của Thành phố sẽ đề xuất xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế. Hồ sơ của những đơn vị vi phạm ở mức độ nghiêm trọng sẽ được chuyển sang cơ quan điều tra để xem xét xử lý hình sự.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội cũng là một trong những lĩnh vực “nóng”, với 270 nghìn doanh nghiệp, trốn đóng, nợ đóng và trục lợi Bảo hiểm xã hội, các vấn đề hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp…
Vào cuối tháng 10, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2021 của cơ quan này. Trên cơ sở kế hoạch này và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phù hợp với kế hoạch công tác giai đoạn 2021-2026 của địa phương theo các nội dung cụ thể.
Riêng nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, tập trung thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với các cơ quan Bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, chú trọng thanh tra các doanh nghiệp nợ đọng Bảo hiểm xã hội kéo dài, số tiền nợ Bảo hiểm xã hội lớn.
Doanh nghiệp, đơn vị nợ bảo hiểm xã hội kéo dài sẽ bị đề nghị xử lý hình sự
Thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa qua, đơn vị này đã chuyển hồ sơ của 7 doanh nghiệp, đơn vị nợ Bảo hiểm xã hội sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định.
Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp được Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an, không những nợ Bảo hiểm xã hội kéo dài, mà còn thiếu phối hợp trong việc trả nợ, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, có dấu hiệu vi phạm Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cụ thể, danh sách 7 doanh nghiệp, đơn vị này gồm: Công ty TNHH Phong Đạt; Công ty TNHH Xây dựng Sao Sáng; Công ty TNHH Tư vấn doanh nghiệp Thuận Nguyễn; Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Mai; Công ty TNHH Thiên Hải Phú; Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàn Hảo; Lớp mầm non Anh Thơ.
Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa, đây là những doanh nghiệp, đơn vị nhiều tháng không đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động, với tổng số tiền nợ gần 2 tỷ đồng, trong đó, có đơn vị nợ Bảo hiểm xã hội với thời gian ít nhất là 15 tháng, cùng số tiền nợ lên tới hơn 35 triệu đồng; doanh nghiệp có thời gian nợ Bảo hiểm xã hội lâu nhất 66 tháng và có số nợ lên tới hơn 1,2 tỷ đồng.
Cũng theo Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa, hành vi này của các doanh nghiệp, đơn vị không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, mà còn có dấu hiệu vi phạm Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 về “Tội trốn đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”.
Thực hiện tốt việc giải quyết các chế độ, chính sách đảm bảo quyền lợi người tham gia; triển khai nhiều giải pháp phát triển đối tượng, giảm nợ đọng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh minh họa: Tùng Dương. |
Nợ đọng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp vẫn còn phổ biến
7 tháng năm 2020, vượt qua nhiều khó khăn của dịch bệnh, chính sách bảo hiểm xã hội được triển khai hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp; số người tham gia Bảo hiểm xã hội tiếp tục phát triển.
Với tinh thần chủ động, bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết: Toàn ngành Bảo hiểm xã hội đã kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với đại dịch Covid-19.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; công tác thông tin, truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả.
Thực hiện tốt việc giải quyết các chế độ, chính sách đảm bảo quyền lợi người tham gia; triển khai nhiều giải pháp phát triển đối tượng, giảm nợ đọng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp …
Thông tin cụ thể về kết quả thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội 7 tháng đầu năm 2020, Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Chu Mạnh Sinh, cho biết: Cả nước có hơn 15,2 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội, đạt tỷ lệ khoảng 31% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
12,725 triệu người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, đạt tỷ lệ khoảng 25,8% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, đạt 88,5% kế hoạch của ngành.
Số người tham gia Bảo hiểm Y tế là 85,915 triệu người, đạt 97,6% kế hoạch của Ngành, đạt tỷ lệ bao phủ 88,8% dân số; 737 nghìn người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng 163 nghìn người so với năm 2019.
Ngoài ra, theo ông Chu Mạnh Sinh: Ngành Bảo hiểm xã hội cũng đã giải quyết: 70.878 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng; 539.118 người hưởng các chế độ trợ cấp 1 lần.
5.393.768 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; 580.634 người hưởng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp; thanh toán chi phí khám, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế cho 92,490 triệu lượt người…
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ông Chu Mạnh Sinh - cho hay: Nhiều đơn vị, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm phải nghỉ việc.
Thu nhập người dân giảm do dịch bệnh nên không tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện… dẫn đến số người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm Y tế giảm.
Số thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp giảm; số nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp tăng lên.
Đặc biệt, theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tình trạng nợ đọng, chậm đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp của một số đơn vị sử dụng lao động vẫn đang còn phổ biến.
Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, đơn vị, đặc biệt có xu hướng gia tăng do ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh Covid-19.
Trước mắt, còn rất nhiều thách thức do dịch Covid-19 vẫn chưa có tín hiệu lạc quan; tình hình sản xuất, kinh doanh, việc làm của người lao động tiếp tục gặp khó khăn, vì vậy, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đề nghị toàn ngành cần thúc đẩy triển khai giải pháp trọng tâm một cách tập trung, quyết liệt triển.
Trong đó, toàn ngành Bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng; tập trung rà soát, chuẩn hóa số liệu của những nhóm ưu tiên chưa tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, tập trung triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đánh giá, đổi mới công tác truyền thông chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền; ngày càng đi vào chiều sâu; áp dụng những phương thức mới.
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử; triển khai hiệu quả hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp.
Mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tích hợp kết nối liên thông để cung cấp các dịnh vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo lộ trình; quản lý, sử dụng văn bản điện tử trong hệ thống cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng, có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi Bảo hiểm xã hội, kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Bảo hiểm xã hội.
Các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Bảo hiểm xã hội:
“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp...”.
Người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người lao động có thể khiếu nại tới ban lãnh đạo đơn vị, tổ chức công đoàn công ty về hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội và yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ nộp bảo hiểm cho bạn.
Nghị quyết 595/NQ-BHXH còn quy định về truy thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng những loại bảo hiểm nêu trên thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng.
Ngoài ra, người lao động có thể khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi đơn vị sử dụng lao động đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của đơn vị.
Thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động giải quyết là không bắt buộc khi có tranh chấp về Bảo hiểm xã hội bắt buộc để bảo vệ người lao độn.g