Lục địa đen từ lâu được xem là “mỏ vàng” của các nhà khai thác khoáng sản trên thế giới. Rất nhiều mỏ kim cương với trữ lượng khổng lồ ở vùng đất này đã được phát hiện và khai thác triệt để.
Theo báo cáo của Kimberley Process Certification Scheme, năm 2010, các công ty khai thác đã sản xuất hơn 133 triệu carat kim cương, và bán được 12 tỷ USD. Năm nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới là Nga, Botswana, Congo, Nam Phi và Canada, chiếm hơn 75% tổng sản lượng kim cương trên toàn thế giới.
Trang 24/7 Wall Street mới đây đã liệt kê ra 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới, trong đó có tới 7 mỏ thuộc châu Phi. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở châu lục này tuy mang lại nguồn lợi tài chính lớn, nhưng cũng khiến môi trường sinh thái bị tàn hại.
Dưới đây là danh sách 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới, xếp hạng dựa trên số carat sản xuất được ở các mỏ (5 carat tương đương với 1 gram):
10. Mỏ Kimberley
Số carat kim cương năm 2010: 100.000
Quốc gia: Nam Phi
Mỏ Kimberley được khai thác lần đầu vào năm 1871. Mỏ gốc đã bị đóng cửa năm 1914 và mỏ ngầm dưới lòng đất chấm dứt hoạt động vào năm 1995. De Beers, chủ của mỏ gốc, đã bán quyền khai thác mỏ ngầm cho Petra vào năm 2007 và năm 2010, Petra đã sản xuất được khoảng 100.000 carat kim cương từ Kimberley. Sau đó, De Beers đã tái xử lý 5,5 triệu tấn đất đá trên mặt đất và thu được 823.000 carat trong năm 2010.
9. Mỏ Letlhakane
Số carat kim cương năm 2010: 1,2 triệu
Quốc gia: Botswana
Mỏ Letlhakane là bất động sản thuộc sở hữu của Debswana, một công ty liên doanh giữa De Beers và Chính phủ Botswana. Mỏ này được đưa vào sản xuất trong năm 1975. Trong năm 2010, Debswana đã xử lý 3,3 triệu tấn đất đá và thu được 1,2 triệu carat kim cương. Đây là mỏ kim cương sâu nhất của Debswana, nằm gần mỏ Opara.
8. Mỏ Finsch
Số carat kim cương năm 2010: 1,3 triệu
Quốc gia: Nam Phi
Mỏ lộ thiên Finsch ở Nam Phi từng thuộc sở hữu của De Beers, nhưng hiện là tài sản của tổ chức tư nhân Petra Diamonds. Mỏ này bắt đầu được đưa vào khai thác trong năm 1978. Finsch là nơi sản xuất kim cương lớn thứ hai ở Nam Phi, ước tính đã thu được 1,3 triệu carat trong năm 2010. Petra dự tính sẽ tiếp tục khai thác được thêm 26,6 triệu carat nữa.
7. Mỏ Ekati
Số carat kim cương năm 2010: 3 triệu
Quốc gia:Canada
Mỏ Ekati thuộc vùng lãnh thổ phía tây bắc của Canada. Công ty BHP Billiton sở hữu 80% mỏ này. Mỏ kim cương lộ thiên này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1998 và đã xử lý được 4,93 triệu tấn đất đá trong năm 2010. Kim cương từ Ekati hiện chiếm 3% sản lượng toàn cầu và 9% về giá trị. Ước tính, Ekati chứa khoảng 0,3 carat/tấn đá. Trong năm 2010, Ekati sản xuất 3 triệu carat kim cương.
6. Mỏ Venetia
Số carat kim cương năm 2010: 4,3 triệu
Quốc gia: Nam Phi
Mỏ Venetia của Nam Phi cũng thuộc sở hữu và điều hành bởi De Beers. Hầm mỏ lộ thiên này bắt đầu đi vào sản xuất trong năm 1992 và hiện sản xuất khoảng 40% tổng sản lượng kim cương của Nam Phi. Năm 2010, mỏ xử lý hơn 4 triệu tấn đá, với tỷ lệ 1,1 carat/tấn. Tổng sản lượng năm 2010 là 4,3 triệu carat kim cương.
5. Mỏ Diavik
Số carat kim cương năm 2010: 6,5 triệu
Quốc gia: Canada
Mỏ Diavik nằm ở vùng lãnh thổ tây bắc của Canada. Tập đoàn khai khoáng Rio Tinto sở hữu 60% cổ phần của Diavik và là nhà khai thác mỏ này. Diavik được đưa vào khai thác lộ thiên năm 2003 và sẽ chuyển sang khai thác hoàn toàn dưới lòng đất vào năm sau. Sản lượng năm 2010 ở mỏ này là 6,5 triệu carat.
4. Mỏ Catoca
Số carat kim cương năm 2009: 7,5 triệu
Quốc gia: Angola
Mỏ Catoca nằm ở Angola và thuộc sở hữu của một nhóm công ty gồm Alrosa của Nga, Odebrecht của Brazil, Daumonty của Israel và công ty khai khoáng nhà nước của Angola. Catoca được đưa vào khai thác từ năm 1997 và được xem là mỏ khai thác đá núi lửa lớn thứ 4 trên thế giới. Mỏ này dự kiến sẽ khai thác được 60 triệu carat, 35% trong đó là đá quý chất lượng cao. Năm 2009, sản lượng kim cương ở mỏ này đạt 7,5 triệu carat.
3. Mỏ Orapa
Số carat kim cương năm 2010: 9,53 triệu
Quốc gia: Botswana
Orapa là một mỏ khác cũng thuộc sở hữu của Debswana. Việc khai thác mỏ này được bắt đầu vào năm 1971. Năm 2010, Debswana đã xử lý được gần 13 triệu tấn đất đá với tỷ lệ 1,3 carat trên mỗi tấn đá. Sản lượng cả năm 2010 là 9,53 triệu carat.
2. Mỏ Argyle
Số carat kim cương năm 2010: 9,8 triệu
Quốc gia: Australia
Mỏ Argyle nằm ở phía tây bắc của Australia, thuộc quyền sở hữu và khai thác của tập đoàn Rio Tinto. Argyle bắt đầu được khai thác từ năm 1985 và tới năm 2010 đã sản xuất hơn 750 triệu carat. Mỏ này là nơi sản xuất lớn nhất thế giới loại kim cương màu hồng, mặc dù lượng khoáng sản này chỉ chiếm khoảng 0,01% tổng sản lượng của mỏ. Năm 2010, sản lượng kim cương ở mỏ Argyle đạt 9,8 triệu carat.
1. Mỏ Jwaneng
Số carat kim cương năm 2009: 11,5 triệu
Quốc gia: Botswana
Jwaneng cũng thuộc sở hữu của Debswana. Mỏ này được mở cửa vào năm 1982 và hiện đóng góp 60-70% lợi nhuận cho công ty này. De Beers xác định Jwaneng là mỏ kim cương trữ lượng lớn nhất thế giới. Năm 2009, Jwaneng đã xử lý 8,2 triệu tấn đá và thu về 11,5 triệu carat kim cương. Tại đây, người ta đã thu được gần 1,5 carat trên mỗi tấn đá.
Theo báo cáo của Kimberley Process Certification Scheme, năm 2010, các công ty khai thác đã sản xuất hơn 133 triệu carat kim cương, và bán được 12 tỷ USD. Năm nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới là Nga, Botswana, Congo, Nam Phi và Canada, chiếm hơn 75% tổng sản lượng kim cương trên toàn thế giới.
Trang 24/7 Wall Street mới đây đã liệt kê ra 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới, trong đó có tới 7 mỏ thuộc châu Phi. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở châu lục này tuy mang lại nguồn lợi tài chính lớn, nhưng cũng khiến môi trường sinh thái bị tàn hại.
Dưới đây là danh sách 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới, xếp hạng dựa trên số carat sản xuất được ở các mỏ (5 carat tương đương với 1 gram):
10. Mỏ Kimberley
Số carat kim cương năm 2010: 100.000
Quốc gia: Nam Phi
9. Mỏ Letlhakane
Số carat kim cương năm 2010: 1,2 triệu
Quốc gia: Botswana
8. Mỏ Finsch
Số carat kim cương năm 2010: 1,3 triệu
Quốc gia: Nam Phi
7. Mỏ Ekati
Số carat kim cương năm 2010: 3 triệu
Quốc gia:Canada
6. Mỏ Venetia
Số carat kim cương năm 2010: 4,3 triệu
Quốc gia: Nam Phi
5. Mỏ Diavik
Số carat kim cương năm 2010: 6,5 triệu
Quốc gia: Canada
4. Mỏ Catoca
Số carat kim cương năm 2009: 7,5 triệu
Quốc gia: Angola
3. Mỏ Orapa
Số carat kim cương năm 2010: 9,53 triệu
Quốc gia: Botswana
2. Mỏ Argyle
Số carat kim cương năm 2010: 9,8 triệu
Quốc gia: Australia
1. Mỏ Jwaneng
Số carat kim cương năm 2009: 11,5 triệu
Quốc gia: Botswana
Theo Vneconomy