Cả nước vẫn thiếu khoảng 45.000 giáo viên Mầm non và 13.000 giáo viên Tiểu học

29/12/2020 10:40
Lại Cường
GDVN- Cả nước còn thiếu hàng chục ngàn giáo viên Mầm non và Tiểu học. Thời gian tới ngành Giáo dục và Đào tạo cùng với địa phương giải quyết tình trạng này.

Sáng 29/12, Hội nghị Chính phủ với các địa phương bước sang ngày làm việc thứ hai, với phần tham luận của các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nêu thực trạng năm 2020 là năm đặc biệt của ngành giáo dục, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn kế hoạch của ngành giáo dục.

Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đặc biệt là sự nỗ lực, chủ động vào cuộc của các lãnh đạo địa phương, đội ngũ giáo viên, học sinh năm học vừa qua, ngành giáo dục đã vượt qua đại dịch thành công và hoàn thành năm học theo mục tiêu kép.

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh: VGP

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh: VGP

Trong đó, có việc hoàn thành 2 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Các chỉ số chất lượng giáo dục được tăng lên.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lưu ý vẫn còn rất nhiều vấn đề khó khăn còn tồn tại.

Về phương hướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo sức khỏe, an toàn cho hoc sinh, giáo viên, vừa hoàn thành mục tiêu giáo dục đã ban hành ra.

Trong đó tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết 88 về đổi mới sách giáo khoa theo lộ trình, thực hiện tốt tự chủ đại học… đó là những nhiệm vụ chính.

Để thực hiện mục tiêu này Bộ cũng đề nghị với các địa phương, bộ ngành là phải giải quyết được căn bản giải quyết được tình trạng thừa thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non.

Tình trạng thiếu giáo viên đang xảy ra phổ biến. Mặc dù vừa rồi Chính phủ đã cấp được 23 nghìn chỉ tiêu cho 15 tỉnh thế nhưng hiện này vẫn đang thiếu khoảng 45 nghìn giáo viên mầm non và thiếu khoảng 18 nghìn giáo viên Tiểu học.

Đổi mới và sắp xếp tốt nghị định 116 của chính phủ để đào tạo đặt hàng gắn với nhu cầu sử dụng.

Trên cơ sở đó để sắp xếp lại hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên ở các địa phương các trường cao đẳng, các trường đại học một cách hợp lý.

Về việc thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương rà soát, xây dựng các đề án phát triển giáo viên giai đoạn 2021 – 2025 chủ động gửi ngành, Bộ sẽ đồng hành cùng địa phương để chủ động việc này.

Về việc rà soát, sắp xếp mạng lưới trình phổ thông theo từng năm để đảm bảo chất lượng giáo dục tránh tình trạng có học sinh nhưng không có giáo viên.

Vấn đề này Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá nhiều địa phương làm tốt nhưng còn một số địa phương cần phải quan tâm thêm.

“Chúng tôi cũng đề nghị xây dựng các đề án để có bài bản, có căn cứ để chúng ta xắp xếp và đầu tư cho tốt”, Bộ trưởng nêu.

Về nguồn nhân lực, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu thực trạng các địa phương nêu rất nhiều chỉ số phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới nhưng phần về nhân lực, các đồng chí thực sự cần quan tâm thêm vì chúng tôi đề nghị địa phương, Bộ Giáo dục sẽ cùng hỗ trợ tính toán nhu cầu các loại nhân lực, trình độ theo từng địa phương.

Sau đó, rà soát, sắp xếp các mạng lưới đào tạo cơ sở tại địa phương như vậy sẽ rất tốt.

Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng sẽ hiệu quả hơn. Vấn đề thư tư, nành giáo dục sẽ thực hiện rất mạnh việc chuyển đổi số. Vừa rồi Covid – 19 trong nguy có cơ nhưng học trực tuyến rất tốt. Cao hơn chỉ số bình quân của OCD, đạt 76%.

“Tới đây, chúng tôi sẽ cùng với Bộ Thông tin & Truyền thông và các Bộ ngành, địa phương sẽ đẩy mạnh việc này, trong đó đẩy mạnh viễn thông, trong ngành giáo dục viên thông phải tốt.

Môi trường giáo dục số, trục kết nối viễn thông văn hóa số phải được tang cường trong các trường học”, Bộ trưởng cho biết.

Lại Cường