Hệ thống phòng không hỗn hợp của Trung Quốc

13/11/2011 16:04
Theo Đất Việt
Ngoài bốn khẩu pháo này, PGZ-04A còn trang bị thêm 4 tên lửa tầm nhiệt vác vai QW-2 gắn trên giá phóng có tầm bắn từ 500 - 6.000 mét.
Các hệ thống phòng không hỗn hợp súng - tên lửa (GMS) ngày càng được ưa chuộng khi trực thăng, tên lửa hành trình và UAV hiện diện nhiều hơn trên chiến trường.

Trước những phương tiện chiến tranh trên, các loại pháo phòng không tự hành hay tên lửa phòng không tầm ngắn thường khó đạt hiệu quả toàn diện. Tầm bắn của tên lửa không đối đất trên UAV và trực thăng tấn công thường lớn hơn tầm pháo phòng không, tuy nhiên, tên lửa phòng không tầm ngắn lại đắt đỏ, số lượng triển khai hạn chế và thời gian phản ứng chậm.

Chính vì vậy, việc kết hợp pháo phòng không bắn nhanh và tên lửa phòng không đang là xu hướng chung của phòng không tầm ngắn trên thế giới với các hệ thống nổi tiếng như GMS của Pháp (kết hợp pháo 40 mm và tên lửa StarStreak), Tunguska hay Pantsir-S1 của Nga.

Không nằm ngoài xu thế đó, Trung Quốc cũng đã phát triển những hệ thống phòng không kết hợp pháo phòng không và tên lửa của mình với các đại diện là PGZ-04A (còn gọi là PGZ-95) và PGZ-07.

PGZ-04A/PGZ-95

PGZ-04A, còn được gọi là PGZ-95 hay Type-95 được tính là loại pháo phòng không tự hành thế hệ 2 của Trung Quốc (Pháo phòng không tự hành thế hệ thứ nhất bao gồm Type-69/80, là biến thể sao chép từ pháo phòng không ZSU-57-2 của Nga và pháo phòng không tự hành 37 mm Type-88).

Hệ thống này được Tập đoàn công nghiệp phương Bắc Trung Quốc thiết kế và sản xuất vào cuối những năm 1990 và xuất hiện lần đầu tiên tại cuộc duyệt binh mừng 50 năm Quốc khánh Trung Quốc.
Hệ thống pháo phòng không tự hành PGZ-04A trong một cuộc duyệt binh
Hệ thống pháo phòng không tự hành PGZ-04A trong một cuộc duyệt binh
Vũ khí chính của hệ thống PGZ-04A là bốn khẩu pháo tự động Type-87 cỡ nòng 25 mm với 2 khẩu mỗi bên tháp pháo. Mỗi khẩu pháo này có tốc độ bắn tới 600 - 800 phát/phút và có tầm bắn tới 2.500 mét.

Ngoài bốn khẩu pháo này, PGZ-04A còn trang bị thêm 4 tên lửa tầm nhiệt vác vai QW-2 gắn trên giá phóng có tầm bắn từ 500 - 6.000 mét.

PGZ-04A được dẫn bắn bằng một radar xung doppler CLC-1 với khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 11 km và bắt bám các mục tiêu bay thấp.

Ngoài ra, xạ thủ còn được hỗ trợ ngắm bắn bằng camera TV và camera hồng ngoại với tầm ngắm 6 km ban ngày và 5 km ban đêm.

Nếu tác chiến theo biên đội, cứ 6 xe PGZ-04A sẽ có 1 điều khiển có thể được trang bị radar CLC-2 có tầm phát hiện mục tiêu tới 45 km và độ cao 4,5 km.
Xe chỉ huy của hệ thống PGZ-04A trang bị radar CLC-2 (đi trước) và xe chiến đấu (đi sau)
Xe chỉ huy của hệ thống PGZ-04A trang bị radar CLC-2 (đi trước) và xe chiến đấu (đi sau)
Nhằm mục đích phòng vệ, trên xe chỉ huy được trang bị một súng máy hạng nặng 12,7 mm và các hệ thống đều có các ống phóng lựu đạn khói 2 bên.

Tổng khối lượng một hệ thống PGZ-04A là 22,5 tấn, có thể di chuyển với tốc độ 53 km/h và tầm hoạt động đạt 450 km.

Tên lửa HQ-10 có kích cỡ lớn hơn QW-2 (nặng 20 kg, đầu nổ 3 kg so với khối lượng QW-2 là 11,3 kg và đầu nổ 1,42 kg), sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến bằng sóng radio thụ động và ảnh nhiệt với khả năng khóa mục tiêu ở mọi hướng.

Tầm bắn ở HQ-10 có thể đạt tới 9 km nếu bắn các mục tiêu cận âm và 6 km đối với các mục tiêu siêu âm.

Hiện tại, PGZ-07 được trang bị hạn chế trong quân đội Trung Quốc. Các thông số chi tiết về hệ thống vũ khí này vẫn đang được quân đội Trung Quốc giữ bí mật cao.

PGZ-07

Do sử dụng pháo 25 mm cỡ nòng nhỏ cùng tên lửa tầm nhiệt (biến thể cải tiến của tên lửa vác vai), PGZ-04A còn nhiều hạn chế như tầm bắn thấp, tốc độ phản ứng chậm và dễ bị khắc chế. Do đó, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo hệ thống PGZ-07 với pháo cỡ nòng lớn hơn và tên lửa hiệu quả hơn.

PGZ-07 sử dụng hai khẩu pháo cỡ nòng 35 mm được chế tạo theo mẫu pháo Oerlikon 35 mm của Thụy Sĩ. Mỗi khẩu pháo này có thể đạt tốc độ bắn 550 phát/phút và tầm bắn tới 4.000 m, vượt xa pháo 25 mm trên PGZ-04A.

Hệ thống pháo này được dẫn bắn bằng radar và máy tính điều khiển bắn có thể hoạt động hoàn toàn tự động với kíp điều khiển không cần ngồi trong xe khi chiến đấu.

Hệ thống tên lửa của PGZ-07 cũng được hiện đại hóa hơn hẳn PGZ-04A. Hệ thống này trang bị bốn tên lửa HQ-10 (một biến thể của tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N đang được trang bị trên tầu sân bay mới hoàn thành của Trung Quốc) với khả năng vượt xa loại tên lửa tầm nhiệt như QW-2.
PGZ-07 sử dụng hai pháo 35 mm tương tự như pháo Oerlikon của Thụy Sĩ trang bị trên các hệ thống phòng không tự hành Gepard Flakpanzer của Đức hay Type-87 của Nhật Bản.
PGZ-07 sử dụng hai pháo 35 mm tương tự như pháo Oerlikon của Thụy Sĩ trang bị trên các hệ thống phòng không tự hành Gepard Flakpanzer của Đức hay Type-87 của Nhật Bản.
Một hệ thống PGZ-07 đã được lắp tên lửa HQ-10
Một hệ thống PGZ-07 đã được lắp tên lửa HQ-10
Tên lửa HQ-10 có kích cỡ lớn hơn QW-2 (nặng 20 kg, đầu nổ 3 kg so với khối lượng QW-2 là 11,3 kg và đầu nổ 1,42 kg), sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến bằng sóng radio thụ động và ảnh nhiệt với khả năng khóa mục tiêu ở mọi hướng.

Tầm bắn ở HQ-10 có thể đạt tới 9 km nếu bắn các mục tiêu cận âm và 6 km đối với các mục tiêu siêu âm.

Hiện tại, PGZ-07 được trang bị hạn chế trong quân đội Trung Quốc. Các thông số chi tiết về hệ thống vũ khí này vẫn đang được quân đội Trung Quốc giữ bí mật cao.


Theo Đất Việt