Đại hội lần thứ nhất của Đảng: Thống nhất các phong trào cách mạng

17/01/2021 08:57
Theo TTXVN
GDVN- Đại hội I (6/1-7/2/1930) đánh dấu sự khôi phục các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước và thống nhất các phong trào cách mạng.
Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Cao trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh đã làm rung chuyển chế độ thống trị của đế quốc Pháp và tay sai, thành lập chính quyền cách mạng ở một số nơi theo hình thức Xô Viết. Cao trào đã khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Ðảng đề ra là đúng đắn và để lại những bài học quý báu về xây dựng liên minh công-nông, về xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, về phát động phong trào quần chúng đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
  • Cao trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh đã làm rung chuyển chế độ thống trị của đế quốc Pháp và tay sai, thành lập chính quyền cách mạng ở một số nơi theo hình thức Xô Viết. Cao trào đã khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Ðảng đề ra là đúng đắn và để lại những bài học quý báu về xây dựng liên minh công-nông, về xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, về phát động phong trào quần chúng đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Macau (Trung Quốc) - nơi diễn ra Đại hội lần thứ nhất của Đảng (27-31/3/1935). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
  • Macau (Trung Quốc) - nơi diễn ra Đại hội lần thứ nhất của Đảng (27-31/3/1935). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

  • Phụ nữ Hà Nội tham gia míttinh mừng ngày Quốc tế Lao động tại Khu Đấu xảo (tháng 5/1938) trong Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
  • Phụ nữ Hà Nội tham gia míttinh mừng ngày Quốc tế Lao động tại Khu Đấu xảo (tháng 5/1938) trong Cao trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ ở nhiều tỉnh Nam bộ. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ là 'những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc,' là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
  • Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ ở nhiều tỉnh Nam bộ. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ là 'những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc,' là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Ngày 28/1/1941, Bác Hồ từ Trung Quốc về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo cách mạng. (Tranh tư liệu/TTXVN phát)
  • Ngày 28/1/1941, Bác Hồ từ Trung Quốc về nước và ở tại Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp lãnh đạo cách mạng. (Tranh tư liệu/TTXVN phát)

  • Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, trực tiếp tham gia chiến đấu bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương, đóng vai trò nòng cốt, quyết định sự thành công của Cách mạng Tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
  • Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, trực tiếp tham gia chiến đấu bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương, đóng vai trò nòng cốt, quyết định sự thành công của Cách mạng Tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Nhân dân huyện Ba Tơ tham gia đánh chiếm đồn Ba Tơ ngày 11/3/1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
  • Nhân dân huyện Ba Tơ tham gia đánh chiếm đồn Ba Tơ ngày 11/3/1945. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

  • Ngày 15/5/1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất với tên gọi mới là Việt Nam Giải phóng quân, trở thành lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho lực lượng chính trị của quần chúng cách mạng làm Cách mạng tháng Tám thành công. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
  • Ngày 15/5/1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất với tên gọi mới là Việt Nam Giải phóng quân, trở thành lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho lực lượng chính trị của quần chúng cách mạng làm Cách mạng tháng Tám thành công. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

  • Ngày 1/6/1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong ra đời ở Nam Bộ. Đây là phong trào thanh niên hoạt động theo định hướng của Đảng, có vai trò tích cực trong quá trình vận động, tập hợp lực lượng thanh niên chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
  • Ngày 1/6/1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong ra đời ở Nam Bộ. Đây là phong trào thanh niên hoạt động theo định hướng của Đảng, có vai trò tích cực trong quá trình vận động, tập hợp lực lượng thanh niên chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Ngày 19/8/1945, cả Thủ đô ngập tràn cờ đỏ sao vàng. Hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội dự cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng, hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh Tư liệu TTXVN)
  • Ngày 19/8/1945, cả Thủ đô ngập tràn cờ đỏ sao vàng. Hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội dự cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng, hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh Tư liệu TTXVN)

  • Đồng bào Sài Gòn tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25/8/1945, hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Bác Hồ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
  • Đồng bào Sài Gòn tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25/8/1945, hưởng ứng Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Bác Hồ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Đông đảo nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945. (Ảnh: TTXVN)

    Đông đảo nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945. (Ảnh: TTXVN)

    Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với 'giặc đói,' 'giặc dốt,' nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. (Ảnh: TTXVN)
  • Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với 'giặc đói,' 'giặc dốt,' nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. (Ảnh: TTXVN)

  • Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với 'giặc đói,' 'giặc dốt,' nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. (Ảnh: TTXVN)
  • Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên, đặt ra những vấn đề cấp bách, trong đó quyết tâm chiến đấu với 'giặc đói,' 'giặc dốt,' nhanh chóng tiến hành cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để từ đó soạn thảo một bản Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. (Ảnh: TTXVN)

  • Ngày 6/9/1945, núp bóng quân đội Anh, thực dân Pháp quay lại Sài Gòn và từ đêm 22 rạng 23/9/1945, Pháp nổ súng gây hấn với ta. Nhân dân Sài Gòn mới hít thở không khí độc lập tự do chưa tròn một tháng đã phải đứng lên cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược. Trong ảnh: Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở Sài Gòn, tháng 9/1945. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
  • Ngày 6/9/1945, núp bóng quân đội Anh, thực dân Pháp quay lại Sài Gòn và từ đêm 22 rạng 23/9/1945, Pháp nổ súng gây hấn với ta. Nhân dân Sài Gòn mới hít thở không khí độc lập tự do chưa tròn một tháng đã phải đứng lên cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược. Trong ảnh: Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở Sài Gòn, tháng 9/1945. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Ngày 6/1/1946, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp cả nước đã đi bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, đánh dấu sự khai sinh Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong ảnh: Quang cảnh khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
  • Ngày 6/1/1946, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên trên khắp cả nước đã đi bầu cử đại biểu Quốc hội lần đầu tiên, đánh dấu sự khai sinh Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong ảnh: Quang cảnh khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

  • Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; xây dựng và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên; chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước. Trong ảnh: Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
  • Trong những năm 1945-1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; xây dựng và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên; chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước. Trong ảnh: Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 (2/3/1946). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

  • Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny - đại diện 2 Chính phủ ký 'Hiệp định Sơ bộ,' tạm hòa hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN phát)
  • Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny - đại diện 2 Chính phủ ký 'Hiệp định Sơ bộ,' tạm hòa hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN phát)

  • Trong những năm 1945-1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ về chống 'giặc đói,' phong trào hũ gạo tiết kiệm,' 'ngày đồng tâm'… đã diễn ra rộng khắp trên cả nước; nhờ đó, vụ mùa năm 1946 ta đã thu hoạch được 1,15 triệu tấn thóc; nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân di vào ổn định. Trong ảnh: Phong trào 'Hũ gạo cứu đói' với tinh thần 'Một nắm khi đói bằng một gói khi no' lan rộng khắp cả nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
  • Trong những năm 1945-1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ về chống 'giặc đói,' phong trào hũ gạo tiết kiệm,' 'ngày đồng tâm'… đã diễn ra rộng khắp trên cả nước; nhờ đó, vụ mùa năm 1946 ta đã thu hoạch được 1,15 triệu tấn thóc; nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân di vào ổn định. Trong ảnh: Phong trào 'Hũ gạo cứu đói' với tinh thần 'Một nắm khi đói bằng một gói khi no' lan rộng khắp cả nước. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

  • Chuyến thăm Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5-20/10/1946) của Bác Hồ với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
  • Chuyến thăm Pháp kéo dài hơn 4 tháng (31/5-20/10/1946) của Bác Hồ với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

  • Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
  • Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới (16/9-17/10/1950). Đây là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công quân Pháp, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới (16/9-17/10/1950). Đây là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công quân Pháp, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

  • Chiến dịch Biên giới (16/9-17/10/1950) là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công quân Pháp, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (16/9/1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

    Chiến dịch Biên giới (16/9-17/10/1950) là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công quân Pháp, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (16/9/1950). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

    Theo TTXVN